Công nghệ: Nhân tố quyết định quá trình hiện đại hoá ngành giấy

Theo đề án "Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025" vừa được Thủ tướng phê duyệt, đến năm 2025, các hoạt động khoa học và công nghệ đóng góp khoảng 40% vào tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, cách mạng công nghiệp 4.0 có thể thúc đẩy GDP Việt Nam tăng 7-16% đến năm 2030. Ngoài việc mang lại giá trị kinh tế, công nghệ mở ra nhiều cơ hội thay đổi mạnh mẽ và toàn diện cách thức hoạt động, vận hành của nhiều ngành, nâng cao năng suất, tối ưu hóa nguồn lực, xây dựng năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Ngành giấy tại Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ thông qua việc các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ tiên tiến, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về các sản phẩm thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, dù có hơn 300 doanh nghiệp giấy đang hoạt động tại Việt Nam nhưng phần lớn là doanh nghiệp nhỏ, chiến lược đầu tư chưa bài bản; quy mô nhỏ, công nghệ thiết bị cũ; chủ đầu tư là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (chiếm khoảng 90% số lượng và 60% năng lực sản xuất). Khi nhà máy giấy Lee & Man có mặt tại Việt Nam, công ty đã góp phần thúc đẩy ngành giấy theo hướng hiện đại và đáp ứng những yêu cầu về môi trường khắt khe.

{keywords}
 Lee & Man tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất giấy bao bì.

Nhận thấy tầm quan trọng của công nghệ trong định hướng phát triển, Lee & Man Việt Nam đã đầu tư hơn 650 triệu USD cho dây chuyền sản xuất hiện đại tại nhà máy Hậu Giang, vận hành với công suất 420.000 tấn/năm để sản xuất giấy bao bì. Về phương pháp, hơn 95% nguyên liệu đầu vào để nhà máy sản xuất là từ giấy phế liệu và phế thải, tuy nhiên, giấy thành phẩm mà nhà máy đưa ra thị trường lại đạt chất lượng cao cấp, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Điều này có ý nghĩa quan trọng khi Việt Nam chủ yếu xuất khẩu giấy tissue thành phẩm (giấy ăn, giấy vệ sinh) cho thị trường dễ tính và kéo theo sự gia tăng mạnh về nhu cầu giấy làm bao bì.

Từng bước thay đổi hướng đến phát triển bền vững

Như những ngành nghề sản xuất khác, ngành giấy cũng có nguy cơ gây tác động đến môi trường nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Trong đó, việc xử lí thải đạt chuẩn là thách thức lớn đối với ngành giấy nói riêng và các ngành sản xuất nói chung. Tiến vào thị trường Việt Nam, Lee & Man cũng từng đứng trước bài toán môi trường khi xây dựng nhà máy giấy tại Hậu Giang

Cho đến nay, công trình xử lý nước thải nội khu tại nhà máy Lee & Man được đảm bảo bằng quy trình xử lý 4 bước và có nhiều cải tiến tích cực. Nước thải được dẫn đến hồ sinh thái để lưu trữ, đo đạc nồng độ trước khi dẫn nước ra ngoài sông Hậu. Trong đó, có 1 hồ nhỏ dẫn nước để nuôi cá kiếm chứng chất lượng nước thải. “Chúng tôi liên tục thử nghiệm và thay đổi vật liệu nhằm tìm kiếm giải pháp tốt nhất trong việc xử lý tiếng ồn, mùi và đảm bảo chất lượng nước thải hợp quy định.” - ông Patrick Chung, Tổng giám đốc Lee & Man Việt Nam chia sẻ.

{keywords}
Các báo cáo gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang cho thấy nước thải của nhà máy sau xử lý đạt tiêu chuẩn cao hơn chuẩn xả thải cho phép đối với ngành công nghiệp giấy.

Năm 2019, Lee & Man Việt Nam là doanh nghiệp giấy duy nhất nằm trong Top 100 doanh nghiệp Phát triển bền vững của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức. Đây là năm thứ 2 liên tiếp doanh nghiệp được vinh danh phát triển bền vững và là minh chứng rõ ràng nhất cho những cam kết về phát triển bền vững mà doanh nghiệp đang theo đuổi.

Hỗ trợ lao động địa phương, nỗ lực vì một xã hội phát triển

Khi đầu tư vào Hậu Giang, Lee & Man Việt Nam đã đứng trước nhiều thách thức khi số lượng lao động được đào tạo của tỉnh còn rất ít, chỉ đạt 17,7% năm 2010 và chưa đến 30% trong năm 2017. Bên cạnh đó, hoạt động bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, nhất là ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn hạn chế. Tuy nhiên, sau những khó khăn bước đầu, doanh nghiệp giấy này đã dần “gỡ khó” bài toán lao động của mình bằng cách chủ động đào tạo nhân lực chất lượng. Cụ thể, Lee & Man đã phối hợp với trường Cao đẳng Điện lực và Đại học Nông lâm TP.HCM… mở lớp đào tạo sinh viên ngành điện và kỹ thuật sản xuất giấy địa phương và tài trợ toàn bộ chi phí học tập, sinh hoạt cho các em. 

{keywords}
Nhân viên của công ty được tham dự các khóa đào tạo trong và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng vận hành nhà máy. 

Là một phần trong nỗ lực của Lee & Man trong việc đảm bảo về nơi ở, sinh hoạt ổn định cho nhân viên, doanh nghiệp vừa đưa vào sử dụng khu Ký túc xá cho công nhân viên, gồm 640 căn hộ, đảm bảo chỗ ở cho khoảng 2.500 nhân viên cùng gia đình, người thân. Dự án có kinh phí hơn 380 tỷ đồng, trở thành dự án hiện đại với quy mô hàng đầu khu vực ĐBSCL.

{keywords}
 Lee & Man Việt Nam là doanh nghiệp FDI hoạt động hiệu quả, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Hậu Giang

Xem xét thế mạnh công nghệ, tiềm lực tài chính và đáp ứng chuẩn PTBV, định hướng mở rộng sản xuất đối với Lee & Man cũng là một phương án khả thi. Ở Việt Nam, ý thức phát triển bền vững phụ thuộc nhiều vào sự phát triển và gắn bó lâu dài của doanh nghiệp thông qua việc sản xuất hiệu quả, ổn định, đảm bảo an toàn môi trường và đóng góp an sinh xã hội, doanh nghiệp có thể góp phần tạo ra những giá trị bền vững cho Việt Nam.

Ngọc Minh