Tổng cục Hải quan cho biết: Công ty TNHH Nhôm Toàn Cầu có địa chỉ trụ sở chính tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là doanh nghiệp chế xuất, do đó, hàng hóa xuất nhập khẩu của Công ty thuộc đối tượng không chịu thuế.

Theo quy định của Luật Hải quan, hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất chịu sự giám sát hải quan từ khi nhập khẩu, trong suốt quá trình sản xuất cho đến khi xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.

{keywords}
Kho nhôm 4,3 tỷ USD của tỷ phú Trung Quốc ở Bà Rịa - Vũng Tàu được giám sát chặt.

Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, nguyên liệu nhôm nhập khẩu của Công ty TNHH Nhôm Toàn Cầu  được đưa về nhà máy sản xuất để sản xuất một phần, một phần được đưa đi gửi tại bãi thuê ngoài gồm: Công ty Cảng DV dầu khí tổng hợp Phú Mỹ (bãi Công ty PTSC, bãi TH Thị Vải), Công ty TNHH dịch vụ kho vận PTL, Công ty CP Thành Chí.

Từ năm 2015 đến 30/9/2019, tổng lượng nhôm nguyên liệu nhập khẩu là hơn 2,44 triệu tấn, xuất khẩu 400.000 tấn. Trung bình hàng năm, công ty nhập khẩu 488.000 tấn, trong khi xuất khẩu chỉ 80.000 tấn/năm (bằng 16,3% lượng nhập khẩu hàng năm, bằng 40% năng lực so với công suất thiết kế).

Riêng hoạt động nhập khẩu đã giảm hẳn trong năm 2019, tính đến 30/9/2019, lượng nhập khẩu là hơn 64.435 tấn, tương đối phù với lượng sản phẩm xuất khẩu trung bình hằng năm.

Hiện nay công ty lưu giữ hơn 1,8 triệu tấn nhôm tại các kho thuê ngoài và hơn 200.000 tấn nhôm ở nhà máy, trị giá khoảng 4,3 tỷ USD. Nhôm nguyên liệu công ty nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, Mexico, Mỹ, Úc, Nga, Malaysia, Indonesia. Nhôm thành phẩm công ty xuất đi nhiều nước khác nhau như Canada, Ai Cập, Ấnđộ, Malaysia, Indonesia, Singapore, Mỹ,...

Tổng cục Hải quan cho biết, hàng hóa thuê tại kho bãi ngoài của Công ty được Chi cục giám sát chặt chẽ qua camera giám sát tại cổng ra vào và toàn bộ khu vực bãi, bãi thuê có tường rào cứng ngăn cách với khu vực bên ngoài, có cán bộ công chức tuần tra, giám sát thường xuyên.

Trước đó, cuối năm 2016, Wall Street Journal đã có bài điều tra về 500.000 tấn nhôm đùn (để sản xuất nhôm) được chuyển từ San José Iturbide (Mexico) đến Việt Nam. Theo đó, số nhôm xuất phát từ Mexico tới ở Việt Nam có khả năng liên quan đến một trong những người giàu nhất Trung Quốc. Đó là ông Liu Zhongtian, chủ tịch Công ty nhôm China Zhongwang Holdings.

Điều tra của Wall Street Journal cho thấy, năm 2009, lượng nhôm Trung Quốc xuất sang Mỹ tăng đột biến lên mức 192.000 tấn, gấp đôi so với 2008. Cũng năm đó theo số liệu của GTIS, giá nhôm nhập khẩu tại Mỹ giảm tới 30%.

Dòng dịch chuyển bất thường của nhôm đã khiến cơ quan chức năng Mỹ nghi ngờ. Sau các cuộc điều tra, tập đoàn China Zhongwang của ông Liu Zhongtian cùng nhiều đơn vị sản xuất nhôm của Trung Quốc bị cáo buộc bán phá giá. Năm 2010, thuế bán phá giá 374% được áp lên mặt hàng nhôm từ Trung Quốc.

Lương Bằng

Kho nhôm nghi của tỷ phú Trung Quốc ở Việt Nam: Hé lộ kết quả kiểm tra

Kho nhôm nghi của tỷ phú Trung Quốc ở Việt Nam: Hé lộ kết quả kiểm tra

Đại diện Cục Điều tra chống buôn lậu cho hay đã có kết quả kiểm tra kho nhôm khổng lồ nghi của tỷ phú Trung Quốc ở Bà Rịa – Vũng Tàu.