- Bàn kế hoạch và quy hoạch
sử dụng đất trong 5 và 10 năm tới do Chính phủ trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH)
không khỏi băn khoăn về việc giữ và bảo vệ diện tích đất trồng lúa.
Phá vỡ quy hoạch
Theo tờ trình do Thứ trưởng Tài nguyên - Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển trình bày, trong 10 năm (2001-2010) diện tích đất trồng lúa giảm 270 nghìn ha, tại nhiều địa phương tốc độ giảm nhanh như ở đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ - chủ yếu chuyển sang xây dựng khu công nghiệp, đô thị và đồng bằng sông Cửu Long - chủ yếu chuyển sang nuôi trồng thủy sản, cây ăn quả.
Tờ trình cho biết tuy diện tích giảm nhưng năng suất tăng nên đất lúa cả nước hiện vẫn đáp ứng yêu cầu an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu.
Chính phủ nhấn mạnh quan điểm duy trì và bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất trồng lúa cần thiết đến năm 2015 là 3,81 triệu ha (giảm 308 nghìn ha so với năm 2010).
Ủy ban Kinh tế QH nhất trí với mục tiêu này, đồng thời lưu ý Chính phủ các nguy cơ từ biến đổi khí hậu, xâm thực mặn hay tốc độ đô thị hóa và phát triển công nghiệp đối với nhiệm vụ giữ cho được 3,81 triệu ha này.
Tuy nhiên, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đặc biệt lo ngại về tính khả thi của mục tiêu này với cách làm của các địa phương hiện nay. “Đất nông nghiệp chuyển thành đất trồng cây thì còn có thể quay lại trồng lúa, nhưng chuyển thành đất khu công nghiệp và khu dân cư thì rất khó. Chưa kể trước nguy cơ biến đổi khí hậu, giữ cho chắc diện tích đất lúa trên là một bài toán”, ông Hùng nói.
Ông đặt câu hỏi cho đại diện Bộ Tài nguyên - Môi trường về số phận của 308 nghìn ha đất lúa giảm đi: “Diện tích này sẽ dùng vào việc gì, dùng vào công nghiệp bao nhiêu? Bộ có thể đảm bảo tăng đất cho công nghiệp sẽ không dùng vào đất lúa không?”.
“Dù chỉ dùng 1/3 diện tích trên cho công nghiệp, kế hoạch này vẫn sẽ phá sản: vì công nghiệp sẽ kéo theo dịch vụ, dân cư, giao thông, giáo dục, y tế, văn hóa… đều cần đất. Như thế sẽ không có cách gìn giữ được đất lúa”, ông Hùng phân tích.
Lo ngại này là có cơ sở khi trên thực tế, tờ trình của Chính phủ cũng chỉ ra, một số địa phương vẫn quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp trên đất nông nghiệp có năng xuất cao, thậm chí trên đất chuyên trồng lúa nước, trong khi vẫn còn các loại đất khác.
Lý giải điều này, Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển nói các địa phương, dù vẫn còn nhiều loại đất khác như đất đồi chưa sử dụng nhưng do nhà đầu tư yêu cầu, vẫn lấy đất trồng lúa để cấp.
Chủ nhiệm UB Pháp luật QH Phan Trung Lý không đồng tình với lý lẽ này: “Đất là quyền của chúng ta, ta chỉ đâu thì nhà đầu tư phải vào đấy. Vấn đề ở đây là cách làm, là việc thực hiện quy hoạch không nghiêm, tùy tiện”.
Ông Lý còn băn khoăn liệu có bệnh hình thức, bệnh thành tích ở đây không: “Lãnh đạo địa phương nào mới lên cũng muốn có 5 - 6 công trình công nghiệp để chứng tỏ địa phương mình có phát triển công nghiệp, nhưng toàn lấy đất ruộng để làm nhà máy. Vậy trách nhiệm ở đâu?”.
Bên cạnh việc chưa chỉ ra được trách nhiệm cụ thể đối với những vi phạm quy hoạch, ông Lý còn thấy tờ trình của Chính phủ thiếu một bài học kinh nghiệm sâu sắc rút ra sau 10 năm thực hiện Nghị quyết của QH về sử dụng đất.
Biện pháp Chính phủ đưa ra trong tờ trình là ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích địa phương giữ đất lúa, điều tiết phân bổ ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm lợi ích giữa các địa phương có điều kiện phát triển công nghiệp với các địa phương thuần nông, nhất là chuyên trồng lúa.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hữu Chí đặc biệt nhấn mạnh đến yêu cầu “đảm bảo lợi ích”. “Giao chỉ tiêu cố định cho các địa phương phải đi kèm với hướng dẫn nông dân để họ phát huy được hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Nếu nông dân thấy giá trị trồng lúa không bằng trồng hoa màu, cây ăn quả hoặc thậm chí chăn nuôi, sẽ nảy sinh mâu thuẫn về chênh lệch lợi nhuận giữa người có đất nằm trong quy hoạch và người có đất nằm ngoài quy hoạch”, ông Chí nói. “Nếu không có biện pháp xử lý thì quy hoạch sẽ bị phá vỡ”.
Đừng lấy đất lúa
Tờ trình của Chính phủ cho biết từ năm 2000 đến 2010, đất khu, cụm công nghiệp tăng từ 23 nghìn ha lên 100 nghìn ha.
Nhưng điều các thành viên UBTVQH quan tâm là hiệu quả sử dụng diện tích đất này khi mà tỉ lệ lấp đầy các khu công nghiệp chỉ đạt gần 46%. Ủy ban Kinh tế đánh giá việc đầu tư này là dàn trải, kéo dài, thiếu đồng bộ về hạ tầng.
Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển nhận định tuy tỉ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đạt thấp nhưng vì yêu cầu phát triển thành một nước công nghiệp trong 10 năm tới thì phải mở quỹ đất cho công nghiệp. “Nếu không dành đất cho công nghiệp thì đến khi cần sẽ rất khó khăn tốn kém trong giải tỏa, đền bù”, ông Hiển nói.
Đồng ý với nhu cầu đất cho công nghiệp nhưng Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng thấy trong kế hoạch Chính phủ, các khu công nghiệp “vẫn ở ven ven đô thị và đồng bằng, không bật hẳn lên các vùng có nhiều diện tích rừng sản xuất và đất chưa sử dụng”.
“Hoan nghênh phát triển công nghiệp vì hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích đạt cao, nhưng đừng lấy vào đất lúa”, ông Hùng quay lại với điều lo ngại của mình.
Chung Hoàng
Phá vỡ quy hoạch
Theo tờ trình do Thứ trưởng Tài nguyên - Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển trình bày, trong 10 năm (2001-2010) diện tích đất trồng lúa giảm 270 nghìn ha, tại nhiều địa phương tốc độ giảm nhanh như ở đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ - chủ yếu chuyển sang xây dựng khu công nghiệp, đô thị và đồng bằng sông Cửu Long - chủ yếu chuyển sang nuôi trồng thủy sản, cây ăn quả.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn SInh Hùng (phải): Giữ cho chắc diện tích đất lúa là một bài toán. Ảnh: LAD |
Chính phủ nhấn mạnh quan điểm duy trì và bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất trồng lúa cần thiết đến năm 2015 là 3,81 triệu ha (giảm 308 nghìn ha so với năm 2010).
Ủy ban Kinh tế QH nhất trí với mục tiêu này, đồng thời lưu ý Chính phủ các nguy cơ từ biến đổi khí hậu, xâm thực mặn hay tốc độ đô thị hóa và phát triển công nghiệp đối với nhiệm vụ giữ cho được 3,81 triệu ha này.
Tuy nhiên, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đặc biệt lo ngại về tính khả thi của mục tiêu này với cách làm của các địa phương hiện nay. “Đất nông nghiệp chuyển thành đất trồng cây thì còn có thể quay lại trồng lúa, nhưng chuyển thành đất khu công nghiệp và khu dân cư thì rất khó. Chưa kể trước nguy cơ biến đổi khí hậu, giữ cho chắc diện tích đất lúa trên là một bài toán”, ông Hùng nói.
Ông đặt câu hỏi cho đại diện Bộ Tài nguyên - Môi trường về số phận của 308 nghìn ha đất lúa giảm đi: “Diện tích này sẽ dùng vào việc gì, dùng vào công nghiệp bao nhiêu? Bộ có thể đảm bảo tăng đất cho công nghiệp sẽ không dùng vào đất lúa không?”.
“Dù chỉ dùng 1/3 diện tích trên cho công nghiệp, kế hoạch này vẫn sẽ phá sản: vì công nghiệp sẽ kéo theo dịch vụ, dân cư, giao thông, giáo dục, y tế, văn hóa… đều cần đất. Như thế sẽ không có cách gìn giữ được đất lúa”, ông Hùng phân tích.
Lo ngại này là có cơ sở khi trên thực tế, tờ trình của Chính phủ cũng chỉ ra, một số địa phương vẫn quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp trên đất nông nghiệp có năng xuất cao, thậm chí trên đất chuyên trồng lúa nước, trong khi vẫn còn các loại đất khác.
Lý giải điều này, Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển nói các địa phương, dù vẫn còn nhiều loại đất khác như đất đồi chưa sử dụng nhưng do nhà đầu tư yêu cầu, vẫn lấy đất trồng lúa để cấp.
Chủ nhiệm UB Pháp luật QH Phan Trung Lý không đồng tình với lý lẽ này: “Đất là quyền của chúng ta, ta chỉ đâu thì nhà đầu tư phải vào đấy. Vấn đề ở đây là cách làm, là việc thực hiện quy hoạch không nghiêm, tùy tiện”.
Ông Lý còn băn khoăn liệu có bệnh hình thức, bệnh thành tích ở đây không: “Lãnh đạo địa phương nào mới lên cũng muốn có 5 - 6 công trình công nghiệp để chứng tỏ địa phương mình có phát triển công nghiệp, nhưng toàn lấy đất ruộng để làm nhà máy. Vậy trách nhiệm ở đâu?”.
Bên cạnh việc chưa chỉ ra được trách nhiệm cụ thể đối với những vi phạm quy hoạch, ông Lý còn thấy tờ trình của Chính phủ thiếu một bài học kinh nghiệm sâu sắc rút ra sau 10 năm thực hiện Nghị quyết của QH về sử dụng đất.
Biện pháp Chính phủ đưa ra trong tờ trình là ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích địa phương giữ đất lúa, điều tiết phân bổ ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm lợi ích giữa các địa phương có điều kiện phát triển công nghiệp với các địa phương thuần nông, nhất là chuyên trồng lúa.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hữu Chí đặc biệt nhấn mạnh đến yêu cầu “đảm bảo lợi ích”. “Giao chỉ tiêu cố định cho các địa phương phải đi kèm với hướng dẫn nông dân để họ phát huy được hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Nếu nông dân thấy giá trị trồng lúa không bằng trồng hoa màu, cây ăn quả hoặc thậm chí chăn nuôi, sẽ nảy sinh mâu thuẫn về chênh lệch lợi nhuận giữa người có đất nằm trong quy hoạch và người có đất nằm ngoài quy hoạch”, ông Chí nói. “Nếu không có biện pháp xử lý thì quy hoạch sẽ bị phá vỡ”.
Đừng lấy đất lúa
Tờ trình của Chính phủ cho biết từ năm 2000 đến 2010, đất khu, cụm công nghiệp tăng từ 23 nghìn ha lên 100 nghìn ha.
Nhưng điều các thành viên UBTVQH quan tâm là hiệu quả sử dụng diện tích đất này khi mà tỉ lệ lấp đầy các khu công nghiệp chỉ đạt gần 46%. Ủy ban Kinh tế đánh giá việc đầu tư này là dàn trải, kéo dài, thiếu đồng bộ về hạ tầng.
Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển nhận định tuy tỉ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đạt thấp nhưng vì yêu cầu phát triển thành một nước công nghiệp trong 10 năm tới thì phải mở quỹ đất cho công nghiệp. “Nếu không dành đất cho công nghiệp thì đến khi cần sẽ rất khó khăn tốn kém trong giải tỏa, đền bù”, ông Hiển nói.
Đồng ý với nhu cầu đất cho công nghiệp nhưng Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng thấy trong kế hoạch Chính phủ, các khu công nghiệp “vẫn ở ven ven đô thị và đồng bằng, không bật hẳn lên các vùng có nhiều diện tích rừng sản xuất và đất chưa sử dụng”.
“Hoan nghênh phát triển công nghiệp vì hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích đạt cao, nhưng đừng lấy vào đất lúa”, ông Hùng quay lại với điều lo ngại của mình.
Chung Hoàng