Tại hội thảo đánh giá tác động của sóng thần xung quanh khu vực Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận do Hội Khoa học Kỹ thuật Địa vật lý Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức ngày 10/12, nhiều ý kiến của các đại biểu bày tỏ lo ngại về độ an toàn của nhà máy khi trên biển Đông xuất hiện đới đứt gãy ở kinh tuyến 109-110. Nếu xảy ra động đất, sóng thần thì vùng biển Ninh Thuận sẽ chịu ảnh hưởng.

Sơ đồ phối cảnh nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1.

Tuy nhiên, theo PGS. TS Cao Đình Triều, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật địa vật lý Việt Nam, trước đây nhà máy được thiết kế với độ cao 5m so với mực nước biển nhưng từ sau sự cố Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima (Nhật Bản) thì cao trình  được nâng lên 15m; hiện các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu đánh giá lại tác động của đới đứt gãy nói trên để bảo đảm mức an toàn cao nhất cho nhà máy.

điều kiện cơ bản có thể xảy ra sóng thần là đới đứt gãy lớn và chuyển động thẳng đứng, đồng thời vùng biển phải sâu với lượng nước lớn, trong khi đới đứt gãy kinh tuyến 109-110 gần với địa điểm xây dựng là đới đứt gãy trượt nên khả năng gây sóng thần rất nhỏ. Vì thế, nếu có động đất tạo ra sóng thần cũng chỉ là sóng thần dưới 4m, ông Triều khẳng định.

Theo NLĐ