Cây thuốc cá (dây thuốc cá) giống như một loại thuốc sinh học dùng để “gây mê” cho các loại cá. Có điều lạ là cây trồng này chỉ làm "say bí tỉ: trên các loại cá, không làm ảnh hưởng đến các loài thủy sản khác như tôm, cua. Nắm được tâm lý của người nuôi tôm, hàng chục năm qua, người dân xứ biển Vĩnh Hải, TX. Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã phát triển trồng cây thuốc cá cung cấp trên thị trường, đem lại đời sống ấm no, sung túc.

Chuyện ly kỳ cây sưa trăm tỷ mặc áo giáp sắt ở Hà Nội

Chuyện lạ: Vườn cây chục tỷ đồng được mắc màn bảo vệ giữa rừng sâu

Loài cây thẳng tắp, cao vút, ra quả thơm, bán đắt như vàng

Giống như một số loài dây leo khác, cây thuốc cá vẫn trồng xen canh được với một số loại hoa màu, bởi thuốc cá dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, thời gian từ lúc trồng đến thu hoạch 8 tháng đến 1 năm. Nhờ đặc tính trên mà nhiều bà con nông dân duy trì diện tích trồng cây thuốc cá.

Ghé thăm nhà chị Võ Thị Trúc Thanh, ấp Mỹ Thanh, xã Vĩnh Hải (đây là một trong hàng trăm hộ dân gắn bó lâu đời cùng cây thuốc cá) ngay dịp gia đình chị đang thu hoạch cây thuốc cá, đổ cả đống trước hiên nhà để thuê nhân công bó gọn gàng chờ thương lái đến cân ký đem đi tiêu thụ. Gặp chúng tôi, chị Thanh nở nụ cười tươi, bởi niềm vui thuốc cá năm nay vừa được mùa kèm theo giá cao.

{keywords}
Chị Võ Thị Trúc Thanh, ấp Mỹ Thanh, xã Vĩnh Hải (TX. Vĩnh Châu) bận rộn chặt cây thuốc cá bó thành bó để kịp giao hàng.

“Tôi trồng cây thuốc cá hơn 20 năm. Trước đây gia đình nghèo khó, không có ruộng đất canh tác, phải che tạm căn chòi trên đất người quen để ở đi làm thuê kiếm sống. Dành dụm được số tiền nhỏ, hai vợ chồng thuê đất trồng màu xen canh cây thuốc cá. Lấy ngắn nuôi dài, cây thuốc cá trồng 1 năm mới thu hoạch, còn các loại màu khác thì chuyên canh, được cái thuốc cá không tốn chi phí nhiều, cứ trồng bỏ đó, tới vụ thì thu hoạch...".

Theo chị Trúc Thanh, nếu như trước kia trồng cây thuốc cá theo hình thức thả lan thì khoảng 10 năm trở lại đây, chị áp dụng trồng bằng màng phủ nilông nên năng suất cao vượt trội. Bình quân 1 công trồng cây thuốc cá thu hoạch là 1 tấn rễ. Ngoài rễ bán cho thương lái, thân cây thuốc cá còn dùng bán giống, bình quân 1.000 hom (thân cây - PV) bán số tiền 250.000 đồng, người trồng chỉ việc bỏ công ra chặt thân cây thành những nhánh hình chữ Y bán lại cho khách có nhu cầu” - chị Thanh tâm tình.

Hiện nay, với giá bán 24.000 đồng/kg, gia đình chị Thanh sau thu hoạch 2 công lợi nhuận cả tiền rễ cây lẫn cây hom giống là 67 triệu đồng, số tiền trên cao gấp nhiều lần so canh tác lúa. “Từ cây thuốc cá có thể nói đời sống của gia đình tôi có nhiều đổi mới, vì vậy tôi vẫn duy trì diện tích trồng cây thuốc cá theo từng năm để đem về nguồn thu nhập ổn định” - chị Thanh nói thêm. 

{keywords}
Ông Trần Văn Công, ấp Mỹ Thanh, xã Vĩnh Hải (TX. Vĩnh Châu) bên ruộng cây thuốc cá đang thu hoạch.

Cách nhà chị Thanh vài trăm mét, hộ ông Trần Văn Công, ấp Mỹ Thanh, xã Vĩnh Hải cũng đang thu hoạch cây thuốc cá. Tiếng nói cười rộn rã của những người làm công xôn xao cả cánh đồng rộng lớn, cùng với đó là tiếng máy xúc chạy ầm ầm, xới từng luống đất để đào tận rễ từng khóm cây thuốc cá nằm sâu dưới lớp đất cát.

Niềm nở đón chào khách ghé tham quan, ông Công tâm tình: “Tôi trồng cây thuốc cá tính đến nay được 25 năm. Thời trai trẻ sống chung cha mẹ đã biết rành rọt việc trồng cây thuốc cá, khi lập gia đình sống riêng được chia ruộng đất vẫn bám nghề trồng cây thuốc cá. Tôi có vài ha đất nuôi tôm và 1ha đất trồng cây thuốc cá xen canh hành tím. Cây thuốc cá đang đợt thu hoạch, ước sản lượng 8 tấn, cầm chắc lợi nhuận 120 triệu đồng”.

Theo ông Công, cây thuốc cá dễ trồng nhất so với các loại cây trồng, dù thời gian thu hoạch kéo dài nhưng lợi nhuận kinh tế đem về khá, vì cây dùng bán làm giống cây trồng mới, còn rễ dùng thuốc các loại cá. Cây dễ trồng, chỉ việc chặt cây thành đoạn ngắn để thời gian đợi ra rễ là đem trồng, bất kể mùa nắng hay mưa cây đều phát triển tốt.

Còn với màng phủ, trước khi trồng cây thuốc cá phải bón thật nhiều phân phía bên trong và trồng cây thuốc cá xuống các lỗ đã tạo sẵn là cây sinh sôi phát triển, năng suất vượt trội, trồng thả lan năng suất ước 800kg/1 công, còn có màng phủ tăng lên 1 tấn - 1,2 tấn/1 công.

Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hải Nguyễn Thanh Toàn thông tin: “Địa bàn xã Vĩnh Hải ngoài diện tích nuôi tôm nước lợ và nuôi cá, địa phương còn phát triển diện tích màu lên đến 3.610ha, trong đó có 103ha trồng cây thuốc cá. Cây thuốc cá gắn bó lâu đời tại địa phương, bởi cây thích hợp vùng đất cát nên người dân trồng xen canh, kể cả chuyên canh cây thuốc cá nhằm tăng thu nhập trên cùng diện tích đất.

Theo ông Toàn, cây thuốc cá có diện tích trồng không ổn định, năm nào giá thị trường tốt hộ dân trồng nhiều và ngược lại. "Chúng tôi khuyến cáo hộ dân trồng đa dạng các loại cây trồng để tránh tình trạng “cung vượt cầu” và rải đều các vụ màu trong năm. Riêng cây thuốc cá, đây là loại cây trồng nhẹ công chăm sóc, chi phí đầu tư thấp, giá ổn định, hộ dân có thu nhập cao. Tuy nhiên, địa phương không khuyến khích hộ dân mở rộng diện tích, do đây là loại cây trồng phụ thuộc phần lớn vào thị trường tiêu thụ, chỉ trồng ở mức độ vừa phải nhằm đảm bảo nguồn thu cũng như cung ứng vừa đủ theo nhu cầu thị trường”.
 
(Theo Báo Sóc Trăng)

Loài cây xù xì, gai nhọn mọc đầy Việt Nam, thế giới gọi 'siêu thực phẩm'

Loài cây xù xì, gai nhọn mọc đầy Việt Nam, thế giới gọi 'siêu thực phẩm'

Ít ai biết rằng cây xương rồng gai góc đang được tôn vinh là siêu thực phẩm mới. Còn ở thánh địa Mẫu Sơn, có một loài ếch được mệnh danh là “ếch đại gia”, được coi là “thần dược” trong chốn phòng the.

Kỳ lạ: Ăn cây xương rồng, gai góc phát sợ gọi là 'siêu thực phẩm'

Kỳ lạ: Ăn cây xương rồng, gai góc phát sợ gọi là 'siêu thực phẩm'

Ít ai biết rằng xương rồng - một loại cây mọc hoang ở những vùng đất khô cằn - đang được tôn vinh là siêu thực phẩm mới. Món ăn từ loại cây gai góc này là đặc sản ở nhiều nơi.

Kỳ lạ chuối trổ buồng từ giữa thân cây

Kỳ lạ chuối trổ buồng từ giữa thân cây

Buồng chuối kỳ lạ trổ từ giữa thân có 5 nải, mỗi nải có khoảng chục trái đang phát triển rất tốt.