- Virus RSV không phải virus mới nhưng có thể dễ dàng lây truyền qua đường hô hấp, kể cả thói quen hôn trẻ của người lớn.

 

>> Hàng loạt trẻ ngỡ cảm cúm, bất ngờ phải nhập viện thở máy

 

 

Virus RSV không phải virus lạ

Những ngày qua, nhiều bậc cha mẹ lan truyền thông tin nhiều trẻ vào BV Nhi TƯ điều trị do nhiễm virus lạ, triệu chứng giống cảm cúm chưa có thuốc điều trị khiến không ít người lo lắng.

Tuy nhiên PGS.TS Trần Minh Điển, PGĐ BV Nhi TƯ khẳng định, loại virus nói trên là virus hợp bào hô hấp (Respiratory Syncytial Virus – RSV). Đây là loại virus thường gặp ở người, đã có từ lâu, không phải virus mới. Hiện BV đang điều trị cho khoảng 20 trẻ nhiễm virus RSV.

Virus RSV thường phát triển mạnh vào mùa đông - xuân, xuân - hè nhưng năm nay dịch xuất hiện sớm bất thường. Virus này gây bệnh đường hô hấp trên và viêm phế quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với khả năng lây lan mạnh, đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi. 

{keywords}
Trẻ nhiễm virus RSV điều trị tại BV Nhi TƯ


Theo thống kê, có tới 90% trẻ em nhiễm loại virus này trong 2 năm đầu đời. Trong đó hầu hết các trường hợp chỉ bị nhiễm trùng nhẹ và không cần thiết phải can thiệp y tế.

“Người dân không nên hoang mang vì trẻ mắc virus RSV có thể được chữa trị và hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát và chuyên môn của bác sĩ”, PGS Điển nói.

PGS Điển cho biết, với đặc tính cư trú ở đường hô hấp nên virus RSV tường gây viêm tiểu phế quản nhỏ trên trẻ nhỏ và gây hiện tượng phù nề, xuất tiết ở những tiểu phế quản đó, làm cho trẻ bị bít tắc đường thở.

Dễ nhầm lẫn với cảm cúm

Khi trẻ nhiễm RSV, triệu chứng khởi điểm thường là hắt hơi, sổ mũi nhiều và có thể sốt nhẹ tới cao. Do các triệu chứng trên khá phổ biến nên nhiễm RSV rất dễ bị nhầm lẫn với nhiễm cúm hay các loại virus khác.

Bệnh thường kéo dài trong vài ngày, với người trưởng thành khoẻ mạnh, bệnh không đáng ngại, với hầu hết trẻ em cũng sẽ tự khỏi sau 3-5 ngày.

Tuy nhiên PGS Điển khuyến cáo, cha mẹ cần căn cứ theo tình trạng bệnh từng trẻ để quyết định cho trẻ điều trị ở nhà hay nhập viện.

Các trường hợp hắt hơi, sổ mũi, khò khè, sốt nhẹ hoàn toàn có thể để con ở nhà, nhưng với các trường hợp nặng như thở khò khè, khó thở, tím tái, đặc biệt trên những trẻ sơ sinh, trẻ dưới 2 tháng tuổi, đẻ non hoặc mắc bệnh lý tim bẩm sinh, phổi, bệnh về máu... cần cho trẻ nhập viện để bác sĩ phân loại và điều trị vì những trẻ này có nguy cơ cao gặp các biến chứng.

Hiện những cơ sở y tế lớn có thể phát hiện ra virus RSV, một số bác sĩ lâm sàng giàu kinh nghiệm cũng có thể phát hiện ra bệnh. 

{keywords}
Khi trẻ nhiễm virus RSV ở thể nhẹ, cha mẹ có thể điều trị hỗ trợ bằng cách nhỏ mũi

 

Về thông tin cho rằng đến nay chưa có thuốc điều trị virus RSV đặc hiệu, PGS Điển cho biết không hẳn đúng. Tùy từng tình trạng bệnh, sẽ có những can thiệp nhất định. Ở giai đoạn sớm có thể hỗ trợ bằng nhỏ mũi, chống cảm cúm, giai đoạn sau cần cho trẻ uống nước nhiều, vỗ rung lưng để trẻ dễ thở hơn...

Các bác sĩ cũng khuyến cáo trong điều trị viêm hô hấp cấp do nhiễm virus RSV không dùng kháng sinh. Nếu các bậc cha mẹ tự ý sử dụng kháng sinh chữa bệnh cho con thì không những không có tác dụng mà còn làm chậm quá trình điều trị.

Cách phòng bệnh

RSV có khả năng lây lan mạnh, nếu các gia đình chủ quan không cho con đi khám sẽ không thể nhận định được trẻ bị nhiễm virus thông thường hay virus RSV để quyết định sử dụng thuốc hợp lý.

RSV là bệnh lý đường hô hấp, cơ chế lây do tiếp xúc trực tiếp khi hít phải các giọt bắn mũi, họng của người bệnh. Ở người lớn, bệnh không có biểu hiện nghiêm trọng nhưng với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, do hệ miễn dịch còn yếu nên rất dễ mắc bệnh.

Ngoài ra virus RSV cũng lây qua những mô vết thương hở, bề mặt hở, quần áo và đồ chơi của người bệnh hay tay của người bệnh chưa được rửa sạch.

Loại virus này có thể tồn tại trên bề mặt của các đồ vật cứng tới hơn 6 tiếng, sống trên quần áo và bàn tay cho tới 1 giờ. Một người sau khi bị nhiễm virus có thể sau 2-8 ngày mới biểu hiện triệu chứng.

Do đó, cách phòng ngừa bệnh đơn giản nhất là thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước. Khi lau tay, khuyến cáo nên lau bằng giấy dùng 1 lần, không dùng khăn.

Khi trẻ bị bệnh, ở trong phòng cần có lọ sát trùng để rửa tay nhanh. Ngoài ra tránh cho trẻ tiếp xúc gần với những người nhiễm cúm, đến các khu vực đông người. Tránh hôn hay tiếp xúc gần với trẻ khi bạn không khoẻ.

Khi ho, hắt hơi, người lớn nên che miệng bằng khăn giấy và vứt vào thùng rác kín sau khi sử dụng. Cha mẹ chú ý làm sạch các bề mặt trẻ thường xuyên tiếp xúc.

Minh Anh

Cảnh báo: Hôn vào môi và mớm cơm cho trẻ có thể lây nhiều bệnh

Cảnh báo: Hôn vào môi và mớm cơm cho trẻ có thể lây nhiều bệnh

Những bệnh lý lây truyền qua đường hô hấp, qua nước bọt hoặc tiếp xúc trực tiếp đều có thể lây qua nụ hôn.

Show 'Hẹn hò và hôn': Giật mình hàng loạt bệnh sẽ lây khi hôn người lạ

Show 'Hẹn hò và hôn': Giật mình hàng loạt bệnh sẽ lây khi hôn người lạ

Tất cả những bệnh lý lây truyền qua đường hô hấp, qua nước bọt hoặc tiếp xúc trực tiếp đều có thể lây qua nụ hôn.

1 người tử vong vì nhiễm virus nguy hiểm từ tạng hiến của cô gái trẻ

1 người tử vong vì nhiễm virus nguy hiểm từ tạng hiến của cô gái trẻ

Theo các chuyên gia y tế, đây là trường hợp đầu tiên virus viêm gan E lây truyền qua hiến tạng tại Hong Kong.

Người đàn ông khoẻ mạnh chết tức tưởi sau 1 tháng do virus dại tấn công

Người đàn ông khoẻ mạnh chết tức tưởi sau 1 tháng do virus dại tấn công

Khi đến viện, bệnh nhân vẫn rất tỉnh táo nhưng bắt đầu sợ gió, sợ nước và tử vong 2 ngày sau đó.

Virus dại ‘ăn’ vào não người như thế nào?

Virus dại ‘ăn’ vào não người như thế nào?

Khi vào cơ thể, virus dại sẽ di chuyển dọc dây thần kinh tới tuỷ sống rồi tới não bộ. Vết cắn càng gần não, thời gian phát bệnh càng nhanh.