- Tuần qua, dịch sởi bùng phát đã kéo theo cơn sốt hạt mùi già. Giá hạt mùi đã tăng đột biến, gấp 3-4 lần, thậm chí cháy hàng. Tuy nhiên, có nơi lại chỉ bán với giá gốc.

Nhốn nháo với hạt mùi

Phòng bệnh sởi, các bậc phụ huynh truyền tai nhau về công dụng của kỳ diệu của hạt mùi già. Nhiều người không tiếc thời gian, công sức “lùng” khắp nơi mua hạt mùi về nấu nước cho con tắm. Thế là, các tiểu thương thừa cơ đội giá hạt mùi lên 300.000-400.000 đồng/kg, có nơi 480.000 đồng/kg, đắt gấp 3-4 lần mức giá 100.000 đồng/kg vào ngày thường.

Không chỉ ở các chợ truyền thống, cơn sốt hạt mùi còn lây lan mạnh mẽ trên các diễn đàn mạng, các trang mua bán trực tuyến.

{keywords}

Mặc dù, nhiều chuyên gia y tế đã khẳng định, hạt mùi không có tác dụng thần kì như lời đồn nhưng giá hạt mùi vẫn có xu hướng khan hiếm và tăng giá. Tuy nhiên, trên nhiều diễn đàn, cũng có nơi chào bán hạt mùi giá gốc hoặc chỉ nhích lên một chút.

“Đặc sản” vó bò thối

Vó bò là món mồi được dân nhậu ưa thích nên giá vó bò cũng được đẩy lên từ 180.000 đến 220.000 đồng/kg. Nhưng số lượng bò trong nước dường như không đủ để cung cấp cho các thực khách thưởng thức. Thế nên, các gian thương đã bất chấp pháp luật thu mua vó bò thối rồi dùng hóa chất làm sạch bán cho người tiêu dùng.

Thời gian vừa qua cơ quan chức năng phát hiện hàng tấn chân trâu, bò bốc mùi hôi thối và một số phế phẩm của trâu bò. Chính thông tin này khiến cho nhiều thực khách lo sợ vì đã có một thời gian dài dùng món đặc sản này.

Đắt hàng pín chuột

Gần đây, giá pín chuột hay còn gọi là ngọc tý, đã tăng gấp rưỡi từ 80.000 lên 120.000 đồng/kg. Có những khách đặt hàng lên tới 50 kg/tuần nhưng người bán nhiều nhất cũng chỉ gom được 5 kg/ngày.

{keywords}

Nguồn cung yếu trong khi cầu ngày càng tăng. Dân nhậu thì truyền tai nhau vị béo, bùi của món pín chuột còn tiểu thương bán chuột đồng thì khổ sở vì không gom đủ lượng pín chuột giao cho bạn hàng mối khắc các tỉnh miền Tây và TP.HCM.

Hãi hùng nguồn gốc thịt lợn

Các bà nội trợ có lý do để sợ những miếng thịt heo, thịt gà đang bán ở mọi ngõ ngách, kể cả trong một số hệ thống siêu thị bởi chúng không có bất cứ thông tin gì chứng minh nguồn gốc xuất xứ như: nuôi ở đâu, ai nuôi, quy trình nuôi có đảm bảo an toàn không, có sử dụng chất cấm, chất tăng trọng, đưa về lò giết mổ có đạt vệ sinh... Quan sát các quầy, sạp ở chợ hiện nay, thịt heo, thịt gà, thịt bò, thịt bê... chỉ được “đóng” một dấu màu xanh của cơ quan thú y để xác nhận rằng “sản phẩm đã được kiểm dịch”, còn chất lượng bên trong miếng thịt thì không có bất kỳ loại giấy nào chứng nhận.

{keywords}

Để có thớ thịt săn, chắc, tỷ lệ nạc nhiều, một số chủ trại thường “thúc” bằng thuốc tăng trọng. Miếng thịt heo không nguồn gốc xuất xứ, nếu còn tồn dư loại “thần dược” này, ăn phải dễ mắc ung thư như chơi. Chưa nói đến thịt bán ở các chợ dân sinh, ngay cả thịt ở siêu thị hiện nay cũng không chứng minh được nguồn gốc, nên chắc ăn nhiều người phải thường xuyên về quê lấy thịt heo của gia đình, người thân tự nuôi cho an toàn.

Dễ ung thư khi đựng đồ ăn bằng thùng sơn

Với suy nghĩ đơn giản rằng nếu chỉ sử dụng thùng sơn để chế biến đồ nguội sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe, một số lượng lớn thùng sơn đã được tái sử dụng để muối dưa cà, đựng đậu phụ, cơm canh tại các quán cơm bình dân.

Nhiều chủ cửa hàng được hỏi đều trả lời rằng đồ nhựa đựng thức ăn rất tiện và bền, sử dụng đồ nhựa chỉ bạc màu chứ không hỏng, trong khi đựng đồ sành sứ rất bất tiện vì mang vác nặng lại dễ bị vỡ.

{keywords}

GS. TSKH Trần Vĩnh Diệu (Trung tâm nghiên cứu vật liệu Polyme, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội), cho biết: "Trong vỏ thùng sơn còn tồn dư một số hoá chất như chất chống nhũ hoá, chống đông lắng. Khi ngâm thực phẩm lâu trong các vỏ thùng sơn này, các chất độc hại sẽ được hoà tan và ngâm vào thực phẩm. Nếu sử dụng với thời gian dài, những tạp chất sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hoá, tim mạch, thần kinh và nguy cơ gây ung thư.

Hóa chất diệt khuẩn tung hoành

Trên thị trường, sản phẩm được cho là có chất diệt khuẩn rất đa dạng, phong phú, từ nước rửa tay, rửa mặt, sữa tắm, nước lau nhà, cọ toa-lét, xịt phòng... Nhiều người đang bị “tẩm ướp” bởi những sản phẩm có chứa hóa chất diệt khuẩn, mà không hay đó là nguy cơ viêm da, rối loạn chuyển hóa, nhờn thuốc kháng sinh, hiếm muộn, dậy thì sớm, ung thư.

{keywords}

Các sản phẩm xà phòng, nước rửa tay như Green Cross, Hand Wash, The Clean, Lifebuoy, Amway, đều có chứa chất diệt khuẩn. Chất diệt khuẩn hiện còn hiện diện cả trong xà phòng giặt đồ (như Dạ Lan, Surf, Net... ), nước xả vải (Downy... ), kem tẩy rửa đa năng (Cif), kem đánh răng (như Dr.Cool, Colgate, Aquafresh...), nước/chai lăn khử mùi hôi cơ thể (như Adidas, Axe, Degree, Nivea)...

Không chỉ thế, để tăng hiệu quả diệt khuẩn, nhiều sản phẩm đã sử dụng cùng lúc nhiều chất diệt khuẩn song lại không hề công bố hàm lượng. Trong đó, một số loại hóa chất như phenol, phenyl phenol, benzalkonium chloride... có khả năng thấm giữ lâu trong vật liệu, gây độc hại cho sức khỏe con người.

TS Huỳnh Khánh Duy, Khoa Kỹ thuật hóa học, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM phân tích: một số loại chất kháng khuẩn như polyethylene glycol 4000, khi sử dụng, dưới tác động của ánh sáng, không khí, có thể biến đổi thành chất ethylene glycol, gây tác hại đến nhiều bộ phận như: mắt, ruột, da; tác động xấu đến sinh sản, di truyền.

N.A (tổng hợp)