Đều đặn 3 buổi tối hàng tuần, sinh viên của đội Công tác xã hội, Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng có mặt tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng để dạy miễn phí cho các bạn trẻ khiếm thị. Mỗi buổi học tại trung tâm kéo dài từ 19h đến 21h30.

Tại trung tâm, học sinh có nhiều độ tuổi khác nhau, được chia theo từng nhóm lớp, với hình thức dạy “một kèm một”.

{keywords}
 
{keywords}
Lớp học đặc biệt được duy trì hơn 7 năm qua

Những giáo viên không chuyên sẽ đọc bài trong sách để các học sinh khiếm thị chuyển thành chữ nổi. Bên cạnh đó, hướng dẫn học bài, củng cố kiến thức trên lớp, hỗ trợ các em giải bài tập về nhà.

Cứ thế, mỗi buổi học gần 20 sinh viên kiên trì, cần mẫn ôn luyện cho các em. Không chỉ dừng lại ở kiến thức, lớp học đặc biệt này còn là nơi tâm sự, sẻ chia và kết nối tình cảm giữa mọi người.

{keywords}
 
{keywords}
Các bạn sinh viên sẽ đọc chữ, giảng nội dung từ sách giáo khoa để các em khiếm thị chuyển tải nội dung bài học thành chữ nổi Braille

Trần Vĩnh Trụ - sinh viên trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng cho biết, khó khăn lúc đầu là chưa nắm được tính cách, thói quen, ngôn ngữ của các em.

“Ban đầu, các em ở trung tâm rất ngại tiếp xúc với người lạ, nên cái khó nhất là phải làm sao tạo được không khí gần gũi, thân thiện để gần mình hơn. 

Cùng lúc, thành viên trong đội còn dành thời gian tìm các phương pháp dạy, đưa ra trò chơi để vận dụng vào bài học, giúp các em dễ dàng tiếp thu, ghi nhớ kiến thức”, nam sinh viên chia sẻ.

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Lớp học đặc biệt mang đến niền vui của những người trẻ dành cho các em khiếm thị

“Lớp học này ra đời từ năm 2013. Ngay từ lúc đầu đến trung tâm, chúng tôi cảm nhận được sự khó khăn của các em khiếm thị trong học hành và sinh hoạt.

Mọi người trong đội luôn muốn có thể giúp các em vượt qua trở ngại, để hoàn thành việc học. Hy vọng việc làm nhỏ bé của chúng tôi sẽ giúp các em có một tương lai tươi sáng hơn..”, Trương Thiết Lâm, Đội trưởng Đội công tác xã hội nói.

{keywords}
 
{keywords}
Buổi học còn là nơi tâm sự, kết nối tình cảm thân thiết giữa những giáo viên không chuyên và các em khiếm thị

Anh Đặng Tấn Ba – Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng chia sẻ: “Ngoài kiến thức giáo viên dạy trên lớp, trung tâm rất cần sự hỗ trợ của các bạn sinh viên trong đội công tác xã hội.

Nhờ sự giúp sức của các bạn ấy mà nhiều em ở trung tâm có kết quả học tập rất tốt, được tuyển vào trường đại học, cao đẳng…”.

Hồ Giáp

Cô giáo nuôi học sinh đoạt giải Olympic quốc tế nhận bằng khen của Bộ trưởng

Cô giáo nuôi học sinh đoạt giải Olympic quốc tế nhận bằng khen của Bộ trưởng

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quyết định tặng bằng khen cho cô Vũ Thị Hạnh là giáo viên trực tiếp dạy dỗ em Nguyễn Thị Thu Nga, học sinh đoạt giải Olympic Sinh học quốc tế năm 2020.