- Bạn đọc Nguyễn Thị Diệu Hồng, tạm trú tại số nhà 161, Tân Bình 3, Trần Mai Ninh, phường Ngọc Trạo, TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa nhiều lần đến trụ sở Tòa soạn Báo VietNamNet (Bộ Thông tin và Truyền thông) gửi đơn cùng nhiều giấy tờ liên quan.
TIN BÀI KHÁC:
Không đóng đủ 20 năm BHXH không được nhận lương hưu
Hà Nội chỉ đạo kiểm tra vấn đề VietNamNet nêu về núi Hàm Rồng
Không cấp dưỡng nuôi con, không cho gặp con?
Giảm 10% vé tàu cho học sinh thi ĐH
Nhận cha con có bắt buộc phải xét nghiệm ADN?
Kết quả cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào
Xin giấy báo tử cho ông ngoại ở đâu?
Sai sót trong giấy tờ, có bị phạt tiền không?
Hà Nội chỉ đạo kiểm tra vấn đề VietNamNet nêu về núi Hàm Rồng
Không cấp dưỡng nuôi con, không cho gặp con?
Giảm 10% vé tàu cho học sinh thi ĐH
Nhận cha con có bắt buộc phải xét nghiệm ADN?
Kết quả cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào
Xin giấy báo tử cho ông ngoại ở đâu?
Sai sót trong giấy tờ, có bị phạt tiền không?
Ảnh minh họa |
Trước đây, ông bà ngoại bạn đọc Nguyễn Thị Diệu Hồng là ông Boube và bà Trần Thị Nhung, có căn biệt thự nhà gắn liền với đất thổ cư 2676,25m2 ở ga Thanh hóa (vị trí nay xác định nằm trên đường Dương Đình Nghệ, phường Tân Sơn, TP. Thanh Hóa, khoảng từ số nhà 21/1 đến quá cây xăng 5 nhà).
Năm 1937, ông Boube để thừa kế nhà đất cho bà Trần Thị Nhung. Năm 1942 bà Trần Thị Nhung để thừa kế nhà đất cho bà Trần Thị Đước, mẹ đẻ bà Nguyễn Thị Diệu Hồng.
Năm 1947, theo Mệnh lệnh phá nhà của Ủy ban Kháng chiến tỉnh Thanh Hóa ngày 30/3/1947, thực hiện tiêu thổ kháng chiến (chính sách vườn không nhà trống) bà Trần Thị Đước cùng chồng là ông Nguyễn Viết Thu đã phá dỡ nhà chuyển lên Tuyên Hóa, Vân Đôi ở. Sau đó, gia đình bà không còn chỗ ở, anh em tham gia cách mạng mỗi người mỗi nơi.
Năm 1975 đất nước hoàn toàn giải phóng, anh em gia đình bạn đọc Nguyễn Thị Diệu Hồng mới gặp nhau.
Năm 1998 trước khi mất, bà Trần Thị Đước (mẹ đẻ bạn đọc Diệu Hồng) viết di chúc cho bà Diệu Hồng nhà đất ở ga Thanh Hóa.
Bạn đọc Diệu Hồng đã gửi đơn và nhiều giấy tờ liên quan, trong đó có văn bản Mệnh lệnh phá nhà ngày 30/3/1947 của Ủy ban Kháng chiến tỉnh Thanh Hóa, đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa giao đất, bồi thường thiệt hại về nhà do việc trưng dụng phục vụ kháng chiến.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng với các cơ quan chuyên môn của tỉnh và UBND TP. Thanh Hóa nghiên cứu nội dung đơn, thu thập tài liệu, hồ sơ, căn cứ quy định pháp luật kiến nghị biện pháp giải quyết.
Ngày 13/9/ 2011, UBND tỉnh Thanh Hóa có văn bản số 6101/UBND-TD trả lời:
“Xem xét các hồ sơ bà Hồng cung cấp liên quan đến vụ việc, không có Quyết định trưng dụng nhà đất của Nhà nước đối với gia đình bà Hồng…Mệnh lệnh phá nhà phục vụ kháng chiến không phải Quyết định trưng dụng nhà đất hoặc Quyết định mượn nhà đất của gia đình bà Hồng…”
Bạn đọc Nguyễn Thị Diệu Hồng cho rằng: Văn bản số 6101/UBND-TD ngày 13/9/ 2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa là trái với Sắc lệnh 68 ngày 30/11/1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký. Trong thời gian từ năm 1945 đến năm 1947, Nhà nước ta chỉ ban hành Mệnh lệnh trưng dụng bất động sản. Mệnh lệnh phá nhà ngày 30/3/1947 là Mệnh lệnh trưng dụng bất động sản. Điều 2 của Sắc lệnh 68 ghi “Khi Nhà nước trưng dụng vật gì, nghĩa là sung công quyền sử dụng của nó thôi, thì tư nhân vẫn là chủ của cái bị trưng dụng duy phải để cho Nhà nước dùng của cải ấy trong một thời gian hạn định rõ trước hoặc không định rõ trước. Dùng xong, Nhà nước lại hoàn lại của cải ấy cho người chủ.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng với các cơ quan chuyên môn của tỉnh và UBND TP. Thanh Hóa nghiên cứu nội dung đơn, thu thập tài liệu, hồ sơ, căn cứ quy định pháp luật kiến nghị biện pháp giải quyết.
Ngày 13/9/ 2011, UBND tỉnh Thanh Hóa có văn bản số 6101/UBND-TD trả lời:
“Xem xét các hồ sơ bà Hồng cung cấp liên quan đến vụ việc, không có Quyết định trưng dụng nhà đất của Nhà nước đối với gia đình bà Hồng…Mệnh lệnh phá nhà phục vụ kháng chiến không phải Quyết định trưng dụng nhà đất hoặc Quyết định mượn nhà đất của gia đình bà Hồng…”
Bạn đọc Nguyễn Thị Diệu Hồng cho rằng: Văn bản số 6101/UBND-TD ngày 13/9/ 2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa là trái với Sắc lệnh 68 ngày 30/11/1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký. Trong thời gian từ năm 1945 đến năm 1947, Nhà nước ta chỉ ban hành Mệnh lệnh trưng dụng bất động sản. Mệnh lệnh phá nhà ngày 30/3/1947 là Mệnh lệnh trưng dụng bất động sản. Điều 2 của Sắc lệnh 68 ghi “Khi Nhà nước trưng dụng vật gì, nghĩa là sung công quyền sử dụng của nó thôi, thì tư nhân vẫn là chủ của cái bị trưng dụng duy phải để cho Nhà nước dùng của cải ấy trong một thời gian hạn định rõ trước hoặc không định rõ trước. Dùng xong, Nhà nước lại hoàn lại của cải ấy cho người chủ.
Về bất động sản, Nhà nước chỉ trưng dụng thôi chứ không trưng thu.”
Điều 4 của Sắc lệnh 68 ghi “Mệnh lệnh trưng thu, trưng dụng hoặc trưng tập phải viết trên phiếu xé ở một quyển sổ có cuống…Nhà chức trách ra lệnh trưng thu, trưng dụng hoặc trưng tập ký vào phiếu ấy.”
Điều 5 cũng ghi rõ “Viên chức nào thi hành sự trưng thu hoặc trưng dụng phải giao cho người có của phiếu lệnh trưng thu hoặc trưng dụng.”
Bạn đọc Nguyễn Thị Diệu Hồng và gia đình qua bao năm lưu lạc vẫn giữ được văn bản Mệnh lệnh phá nhà ngày 30/3/1947 của Ủy ban Kháng chiến tỉnh Thanh Hóa, đối chiếu với các Điều của Sắc lệnh 68 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, thì nguyện vọng được giao đất, được bồi thường thiệt hại về phá nhà do việc trưng dụng phục vụ kháng chiến chống thực dân Pháp, là chính đáng.
Văn bản số 6101/UBND-TD ngày 13/9/ 2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa còn cho rằng:
“Từ thời điểm gia đình bà Hồng tháo dỡ nhà năm 1947 cho đến hiện nay gia đình bà Hồng không trở về ở trên khu đất và khu đất này đã được Nhà nước giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng theo chính sách về quản lý đất đai qua các thời kỳ” và “Nhà nước hoàn thành thủ tục pháp lý về sở hữu toàn dân đối với các loại nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách dưới đây:…Quản lý nhà đất vắng chủ”, rồi kết luận “Nhà nước không thừa nhận việc bà Nguyễn Thị Diệu Hồng đề nghị Nhà nước hoàn trả lại đất cho gia đình Bà.
…yêu cầu gia đình bà Nguyễn Thị Diệu Hồng chấp hành quy định pháp luật.”
Viết như vậy liệu có trái với Điều 2 Sắc lệnh 68, về “thời gian hạn định rõ trước hoặc không định rõ trước”?
Không tán thành với văn bản số 6101/UBND-TD ngày 13/9/ 2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa, nên bạn đọc Nguyễn Thị Diệu Hồng vẫn tiếp tục gửi đơn tới nhiều cơ quan, trong đó có Báo VietNamNet, cho rằng văn bản trên không thực hiện đúng Sắc lệnh số 68 ngày 30/11/1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, dẫn tới “mấy thế hệ gia đình cách mạng không nơi ăn chốn ở, không chỗ thờ tự tổ tiên”.
Nhưng UBND tỉnh Thanh Hóa viện dẫn Luật quy định thế, bạn đọc Diệu Hồng chỉ còn…kêu trời?
Ban bạn đọcĐiều 4 của Sắc lệnh 68 ghi “Mệnh lệnh trưng thu, trưng dụng hoặc trưng tập phải viết trên phiếu xé ở một quyển sổ có cuống…Nhà chức trách ra lệnh trưng thu, trưng dụng hoặc trưng tập ký vào phiếu ấy.”
Điều 5 cũng ghi rõ “Viên chức nào thi hành sự trưng thu hoặc trưng dụng phải giao cho người có của phiếu lệnh trưng thu hoặc trưng dụng.”
Bạn đọc Nguyễn Thị Diệu Hồng và gia đình qua bao năm lưu lạc vẫn giữ được văn bản Mệnh lệnh phá nhà ngày 30/3/1947 của Ủy ban Kháng chiến tỉnh Thanh Hóa, đối chiếu với các Điều của Sắc lệnh 68 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, thì nguyện vọng được giao đất, được bồi thường thiệt hại về phá nhà do việc trưng dụng phục vụ kháng chiến chống thực dân Pháp, là chính đáng.
Văn bản số 6101/UBND-TD ngày 13/9/ 2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa còn cho rằng:
“Từ thời điểm gia đình bà Hồng tháo dỡ nhà năm 1947 cho đến hiện nay gia đình bà Hồng không trở về ở trên khu đất và khu đất này đã được Nhà nước giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng theo chính sách về quản lý đất đai qua các thời kỳ” và “Nhà nước hoàn thành thủ tục pháp lý về sở hữu toàn dân đối với các loại nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách dưới đây:…Quản lý nhà đất vắng chủ”, rồi kết luận “Nhà nước không thừa nhận việc bà Nguyễn Thị Diệu Hồng đề nghị Nhà nước hoàn trả lại đất cho gia đình Bà.
…yêu cầu gia đình bà Nguyễn Thị Diệu Hồng chấp hành quy định pháp luật.”
Viết như vậy liệu có trái với Điều 2 Sắc lệnh 68, về “thời gian hạn định rõ trước hoặc không định rõ trước”?
Không tán thành với văn bản số 6101/UBND-TD ngày 13/9/ 2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa, nên bạn đọc Nguyễn Thị Diệu Hồng vẫn tiếp tục gửi đơn tới nhiều cơ quan, trong đó có Báo VietNamNet, cho rằng văn bản trên không thực hiện đúng Sắc lệnh số 68 ngày 30/11/1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, dẫn tới “mấy thế hệ gia đình cách mạng không nơi ăn chốn ở, không chỗ thờ tự tổ tiên”.
Nhưng UBND tỉnh Thanh Hóa viện dẫn Luật quy định thế, bạn đọc Diệu Hồng chỉ còn…kêu trời?