- Chủ tịch, tổng giám đốc các tập đoàn kinh tế nhà nước được lương, thưởng và nhiều khoản ưu đãi khác lên tới cả tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, các tập đoàn do các lãnh đạo này điều hành hoạt động kinh doanh chưa hẳn đã hiệu quả, thậm chí nhiều sai phạm đã được phát hiện nhưng việc quy trách nhiệm cá nhân lại không hề dễ dàng.

Thời gian gần đây, mỗi khi cơ quan kiểm toán sờ gáy dường như tập đoàn, tổng công ty nào cũng có vấn đề. Sếp của một tập đoàn trong 2 năm qua đều đứng thứ 10-15 trong số những sếp tập đoàn thu nhập cao với con số khoảng 1-1,2 tỷ đồng. Riêng lương, thưởng... của lãnh đạo năm 2012 tăng 14-73%.

Khá dễ hiểu cho mức lương, thưởng tăng cao vì đây là đơn vị có lãi lớn, lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu đạt 22,95%. Song, khi Kiểm toán Nhà nước vào cuộc thì việc sử dụng vốn của tập đoàn trên cũng bị soi ra nhiều vấn đề.

{keywords}

Sếp DNNN chỉ được tăng lương khi sản xuất kinh doanh hiệu quả

Trong khi bản thân đang phải đi vay ngân hàng để phục vụ sản xuất kinh doanh thì ở tập đoàn này, lại có chuyện lạ đời là các đơn vị cho nhiều cá nhân tổ chức khác vay hàng tỷ đồng. Cơ quan kiểm toán nhìn nhận, việc này đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Như nhiều đại gia DNNN, nhiều tập đoàn mà sếp kiếm tiền tỷ này cũng ‘chết” vì ham đầu tư ngành ngoài.

{keywords}
EVN Telecom, một thương vụ đầu tư ngoài ngành thất bại.

Tại Tập đoàn Dệt may, khi mà năm 2011, lãnh đạo có thu nhập tới gần 3 tỷ đồng thì kết quả kinh doanh năm sau, năm 2012 lại chưa đạt kế hoạch đề ra. Ban chỉ đạo đổi mới DNNN cho biết, năm 2012, đơn vị này nộp ngân sách chỉ đạt 74,26%. Còn theo kiểm toán, Công ty Tài chính CP Dệt may thuộc Tập đoàn này đầu tư vào Quỹ đầu tư chứng khoán Hà Nội và năm 2011 đã dẫn tới lỗ mất 87,3 tỷ đồng.

Đối với Tập đoàn Dầu khí nơi thu nhập lãnh đạo 1-1,2 tỷ đồng, xếp thứ 8-13 trong các DN tuy công ty mẹ có kết quả kinh doanh chung sáng sủa nhưng một số đơn vị thành viên lại kinh doanh kém hiệu quả.

Điển hình là PVC- Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam. Năm 2011, theo Kiểm toán, các khoản đầu tư, liên doanh liên kết của PVC không hiệu quả, thua lỗ mất vốn như đầu tư vào công ty liên kết PVC- SG lỗ 85,8 tỷ đồng, PVC- Land lỗ 66,4 tỷ đồng, công ty Sopewaco lỗ 48,5 tỷ đồng, công ty CP xi măng Hạ Long. Lỗ lũy kế tới 31/12/2011 của PVC lên tới 1.090 tỷ đồng, vượt vốn điều lệ 982 tỷ đồng. Tại công ty này, nợ phải trả quá hạn cũng rất cao, tới 1.369,1 tỷ đồng.

Một thành viên khác của PVN là PVI- Công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí cũng được cơ quan kiểm toán “nhắc nhở’ khi có tới 31,8% giá trị các khoản đầu tư ngắn hạn năm 2011 tiềm ẩn rủi ro cao, các khoản đầu tư vào Quỹ đầu tư tăng trưởng VN đã suy giảm 51% giá trị, quỹ tầm nhìn SSIVF suy giảm 24% giá trị.

Bên cạnh đó, rất nhiều vị sếp của các Tập đoàn, Tổng công ty khác chỉ được hưởng mức thu nhập trung bình và thấp vì kết quả kinh doanh kém như sếp của Tổng công ty Thép, Tổng công ty cà phê Việt Nam, thu nhập chỉ có 35 -45 triệu đồng/tháng, hay như sếp của Tổng công ty Giấy Việt Nam, thu nhập trung bình 24 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập của các vị này chỉ bằng ½ đến 1/6 so với TOP ‘lương thưởng tiền tỷ’ trên.

Một lãnh đạo của Bộ Lao động và Thương binh xã hội cho biết, các vị lãnh đạo Tập đoàn, Tổng công ty chỉ được hưởng tăng lương khi mà đạt đủ các yếu tố: lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, không thua lỗ, hai là năng suất lao động tăng, thứ ba là nộp ngân sách tăng.

Phạm Huyền

Các bài cùng chủ đề:

Xếp hạng 20 sếp tập đoàn nhà nước thu nhập tiền tỷ

- Trong 2 năm 2011 - 2012, tại các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước có gần 20 vị Chủ tịch, Tổng giám đốc hưởng thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm. Mức thu nhập khủng này gấp 4-5 lần so với thu nhập bình quân chung của các lãnh đạo khối DNNN và gấp vài chục lần so với lương của người lao động.

Sếp DNNN lương tiền tỷ, còn nhiều người chưa lộ

- Sau sự kiện lãnh đạo bốn DN công ích ở TP. Hồ Chí Minh có thu nhập tiền tỷ bị xử lý, lại đến lãnh đạo một tổng công ty xây dựng có lương thưởng cả tỷ đồng khi DN kinh doanh khó khăn còn công nhân thì bị nợ lương, bảo hiểm… Xem ra, các sếp DNNN có lương thưởng tiền tỷ mỗi năm còn nhiều nhưng chưa lộ diện.

Sếp DNNN và nỗi lo mất quyền khi cổ phần hóa

- Việt Nam đang đàm phán để tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong đó vòng đàm phán về doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Đang có nhiều ý kiến bi quan về tiến độ cải cách loại hình doanh nghiệp này.

Kêu khó khăn, sếp tập đoàn âm thầm thu tiền tỷ

Không chỉ ngân hàng, ở những ngành không được xem là ‘hot’, giá cả vẫn thuộc diện nhà nước điều tiết nhiều như: hàng không, điện, xăng dầu và lương thực… các lãnh đạo vẫn thu nhập trên dưới 1 tỷ đồng. Cho dù hoạt động kinh doanh thời gia qua gặp nhiều khó khăn.