Điều này dựa trên cơ sở chúng ta có khả năng phải đối mặt với những biến thể virus SARS-CoV-2 trong nhiều năm tới.

Ông Bourla thừa nhận không chắc chắn hoàn toàn về suy đoán của mình. Nhưng người điều hành của hãng sản xuất vắc xin Covid-19 tin rằng mọi người sẽ phải tiêm chủng thường xuyên vì nguy cơ xuất hiện các biến thể mới và hiệu quả bảo vệ cơ thể của vắc xin sẽ suy yếu theo thời gian.

“Kịch bản có khả năng xảy ra nhất là chúng ta sẽ cần phải tiêm nhắc lại hằng năm, giống như chúng ta vẫn làm với vắc xin cúm”, ông Bourla nói. 

{keywords}

Ảnh minh họa: Indiatimes

Vắc xin Covid-19 của Pfizer, đồng phát triển với hãng công nghệ sinh học BioNTech của Đức, đang trên đà trở thành một trong những loại thuốc bán chạy nhất mọi thời đại của ngành dược phẩm vào năm 2021. Pfizer ước tính vắc xin này sẽ tạo ra doanh thu 33,5 tỷ USD trong năm nay.

Các quan chức y tế Mỹ hồi đầu tháng cho biết, họ có kế hoạch bắt đầu cung cấp liều vắc xin tăng cường vào tháng 9. Nhưng trước tiên Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cần xem xét và phê duyệt đăng ký của các công ty.

Đánh giá của ông Bourla cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại mãi mãi, mọi người phải học cách sống chung và giảm thiểu thiệt hại của virus. Các chuyên gia cho rằng đại dịch có khả năng kéo dài đến năm 2023. Sau đó, virus sẽ trở thành đặc hữu, vẫn tồn tại nhưng ít nguy cơ là mối đe dọa thường xuyên.

Một trong những cuộc tranh luận lớn nhất xung quanh vắc xin Covid-19 là liệu nhu cầu chủng ngừa có giảm dần theo thời gian hay mọi người có cần tiêm thường xuyên hay không. Nếu tiêm vắc xin tăng cường trở thành hoạt động lâu dài, điều đó có thể đem lại hàng tỷ USD doanh thu cho các nhà sản xuất vắc xin như Pfizer và Moderna trong nhiều năm tới.

Cho đến nay, chưa có công ty nào nộp đầy đủ hồ sơ về mũi vắc xin tăng cường để được cấp phép sử dụng khẩn cấp. Pfizer cho biết họ dự kiến sẽ hoàn thành việc nộp hồ sơ vào cuối tuần này.

Trong vài tháng qua, hãng Pfizer đã đưa ra và bảo kệ ý kiến cần phải tiêm mũi nhắc lại từ 6 đến 12 tháng sau khi tiêm mũi 1.

Kế hoạch tiêm liều tăng cường trên diện rộng vẫn còn gây tranh cãi. Một số nhà virus học và chuyên gia vắc xin cho biết, điều đó chưa cần thiết. Các nhà lãnh đạo của Tổ chức Y tế Thế giới đã chỉ trích kế hoạch này vì khiến nhiều người ở các nước có thu nhập thấp và trung bình không có điều kiện tiếp cận với vắc xin.

>>> Thông tin về Vắc xin Covid-19 mới nhất

An Yên (Theo Insider)

Vắc xin Nanocovax đạt yêu cầu an toàn, chưa đủ dữ liệu đánh giá hiệu lực bảo vệ

Vắc xin Nanocovax đạt yêu cầu an toàn, chưa đủ dữ liệu đánh giá hiệu lực bảo vệ

Chiều nay, Bộ Y tế chính thức thông báo kết luận thẩm định của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia về kết quả giữa kỳ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3a vắc xin Nanocovax.

Tên chính thức ít người biết của loại vắc xin Covid-19 phổ biến

Tên chính thức ít người biết của loại vắc xin Covid-19 phổ biến

Tên đầy đủ của vắc xin Pfizer là Comirnaty - sự kết hợp của các cụm từ Covid-19, cộng đồng, khả năng miễn dịch và công nghệ mRNA.