Cơ thể người vẫn là một cấu trúc sinh học vô cùng phức tạp và chưa được khám phá hết. Các quá trình diễn ra bên trong cơ thể mỗi chúng ta diễn ra không như nhau với thời gian kéo dài rất khác nhau.


Quá trình "lên đỉnh": 20 phút đối với nữ và 3 phút đối với nam

{keywords}

Các nghiên cứu cho thấy, một cơn cực khoái có thể kéo dài từ vài giây tới nửa phút. Dẫu vậy, thời gian để đạt tới trạng thái đó rất khác nhau: đối với phụ nữ trung bình từ 10 - 20 phút và đối với đàn ông chỉ 2 - 3 phút.

Tuy nhiên, giáo sư John Studd, bác sĩ phụ khoa thuộc Trung tâm tiền kinh nguyệt và mãn kinh London (Anh), tỏ ra hoài nghi các phát hiện trên. Theo ông, có quá nhiều biến cần phải xem xét khi đưa ra thời lượng trung bình cho một quá trình "lên đỉnh" khi "yêu".

"Ham muốn tình dục và các cơn cực khoái là một hỗn hợp giữa cái đầu, trái tim và các hoóc môn. Không có bất kỳ các quy tắc nhanh và cứng nhắc nào cho quá trình đó", giáo sư Studd nhấn mạnh.

Quá trình thụ thai: 30 phút

{keywords}

Phải mất ít nhất nửa tiếng đồng hồ, một tinh trùng mới di chuyển được tới cổ tử cung và thụ tinh cho trứng trong các ống dẫn trứng. Theo nghiên cứu của Đại học California (Mỹ), trứng giải phóng ra một loại hoóc môn thu hút tinh trùng, vốn có phản ứng trong không đầy 1 giây. Các vấn đề về sinh sản có thể xảy ra nếu trứng không giải phóng đủ lượng hoóc môn nói trên hoặc các tế bào tinh trùng không nhận ra hoóc môn đó.

Một khi trứng được thụ tinh, thời gian mang thai có thể thay đổi rất lớn, từ 37 - 42 tuần. Các nhà nghiên cứu khám phá ra rằng, những thai phụ lớn tuổi hoặc tăng cân nhiều, nhiều khả năng cũng sẽ có thai kỳ dài hơn, mặc dù họ vẫn chưa rõ lí do tại sao.

Việc chuyển dạ thông thường sẽ được kích hoạt khi phổi của thai nhi đã phát triển đầy đủ, phát tín hiệu tới tử cung để bắt đầu co bóp. Tuy nhiên, tiến sĩ Victoria Beckett đến từ Đại học Sản phụ khoa hoàng gia Anh cho biết, một số yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng tới thời gian mang thai của sản phụ.

"Nếu tử cung bị phình rất lớn, chẳng hạn như trong trường hợp người phụ nữ mang thai đôi, hoặc người mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hay có viêm nhiễm quanh tử cung, tín hiệu kích thích chuyển dạ có thể được phát đi rất sớm", bà Beckett nói.

Mặc dù những đứa trẻ chào đời trong khoảng từ tuần 37 - tuần 42 của thai kỳ thường khỏe mạnh, nhưng một nghiên cứu công bố hồi năm ngoái trên tạp chí British Medical phát hiện, các bé được sinh ra ở tuần thai thứ 37 hoặc 38 nhiều khả năng mắc các vấn đề về sức khỏe như bệnh hen suyễn hay rối loạn tiêu hóa hơn.

Trong khi đó, những đứa trẻ chào đời sau 42 tuần (thường do kích đẻ hoặc can thiệp bằng phẫu thuật) đối mặt với nguy cơ mắc các rối loạn về hành vi cao hơn, như chứng tăng động giảm chú ý (ADHD), theo nghiên cứu của Hà Lan. Hiện tượng này có lẽ vì những đứa trẻ này thường to lớn hơn, do đó, nhau thai không thể cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng nuôi chúng.

Tuấn Anh (Theo Daily Mail)