Người Mông có truyền thống lâu đời là canh tác ruộng bậc thang. Người Mông đã khai thác những vùng đất ở trên vùng núi cao để canh tác nương rẫy, sau này làm ruộng nước, họ biến những sườn đồi, sườn núi thành những thửa ruộng bậc thang để trồng lúa nước. 

Người Mông làm từ dưới chân đồi lên trên ngọn đồi. Bà con dùng cuốc đánh tơi đất và làm mặt phẳng. Người ta lấy từ kinh nghiệm sẵn có và truyền thống cuả dân tộc. Đánh mặt bằng chuẩn là độ dốc đổ về một phía. Căn cứ vào đó lấy điểm chuẩn để làm thửa khác. Làm đến vụ cấy cày, bừa cũng phải đảm bảo lượng nước phẳng trên một mặt ruộng

Những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ với một màu vàng ấm no đã hiện hữu trên bản người Mông. Khi đứng trước những thửa ruộng bậc thang đồ sộ ở Yên Bái hay Lào Cai khó ai nghĩ rằng với bàn tay thô ráp, dụng cụ thô sơ mà bao thế hệ người Mông đã làm ra những công trình tuyệt tác đến vậy. Bằng những kinh nghiệm sống được tích lũy từ ngàn đời, người Mông hoàn toàn sử dụng những điều đó vào sản xuất. 

Người Mông có hai hình thức canh tác là làm nương rẫy và trồng lúa nước.

Ở nhiều vùng, người Mông phạt núi làm thành những bậc thang nhằm giữ nước bên trong để trồng lúa nước. Mảnh đất được chọn để làm ruộng nước hay ruộng bậc thang thường là những mảnh nằm dưới chân đồi, giữa hai sườn đồi. Vùng đất này phải có độ dốc không cao lắm, đặc biệt phải có nguồn nước tự nhiên do suối và mạch nước mang lại. 

Người Mông chủ yếu sống ở vùng núi cao, hiểm trở, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên trong quá trình canh tác, họ cũng có nhiều cách làm đặc trưng. Những thửa ruộng bậc thang của người Mông tạo ra cũng đủ để thấy trình độ và sự khéo léo, tài giỏi của họ trong việc làm nông nghiệp.

Người Mông có hai hình thức canh tác là làm nương rẫy và trồng lúa nước. Ở nhiều vùng, người Mông phạt núi làm thành những bậc thang nhằm giữ nước bên trong để trồng lúa nước. Mảnh đất được chọn để làm ruộng nước hay ruộng bậc thang thường là những mảnh nằm dưới chân đồi, giữa hai sườn đồi. Vùng đất này phải có độ dốc không cao lắm, đặc biệt phải có nguồn nước tự nhiên do suối và mạch nước mang lại.

Nhiều địa phương khuyến khích người dân cải tạo đất hoang, mở rộng diện tích ruộng bậc thang. Đồng thời đảm bảo giữ gìn cảnh quan môi trường phù hợp với điều kiện sống, giúp cho người dân thoát đói nghèo

Trong thời gian này tại các địa phương vùng cao Tây Bắc, đi đâu cũng thấy cảnh đồng bào dân tộc thu hoạch lúa trên các thửa ruộng bậc thang.

Giây phút nghỉ ngơi trên thửa ruộng.

Do địa hình dốc cao, người dân H’Mông thu hoạch lúa ngay tại nương.

Đồng bào dân tộc Mông sử dụng một cái thùng gỗ - gọi là pản thống - để đập lúa ngay tại ruộng.

Người Mông sống chủ yếu trên những vùng núi có độ cao từ 1.000 m trở lên ở các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An và các tỉnh Tây Nguyên. Thời gian qua, việc đẩy mạnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 45-CT/TW gắn với Thông báo Kết luận số 64-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 45-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về một số công tác ở vùng dân tộc Mông, sau 25 năm tình hình kinh tế, đời sống của vùng đồng bào dân tộc Mông đã có chuyển biến tích cực. 

Hồ Nhi