Huyện Con Cuông có lợi thế về nguồn nguyên liệu sẵn có để phát triển làng nghề mây tre đan. Nằm lọt giữa đại ngàn xã Châu Khê, huyện Con Cuông có 153 hộ đồng bào Thái và Đan Lai sinh sống. Đây cũng là làng nghề mây tre đan bản Diềm nổi tiếng.

Nghề đan lát có từ xa xưa, là nghề truyền thống của đồng bào Thái nơi đây. Trước kia, bà con chủ yếu đan các vật dụng phục vụ sinh hoạt thường ngày như rổ, rá, quạt, mâm mây, thúng, mủng, gùi, ép xôi...

Các sản phẩm dư thừa thì được người dân đem ra chợ bán, đổi các nhu yếu phẩm khác. Nhưng nhìn chung, lợi ích thu về từ nghề đan lát các sản phẩm mây tre là không đáng kể. Thực hiện việc khôi phục và phát triển nghề, làng nghề truyền thống.

Năm 2014, với sự hỗ trợ của các dự án VIE 028, dự án Oxfam Hồng Kông, dự án VIRI về phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam, HTX Mây tre đan Bản Diềm được thành lập với 22 thành viên, chủ yếu là người cao tuổi, phụ nữ, mở ra một hướng phát triển đầy tiềm năng tại địa phương.

Năm 2017, dưới sự giúp đỡ của Viện Nghiên cứu ngành nghề (Bộ NN&PTNT), lần đầu tiên, HTX Mây tre đan Bản Diềm đã xuất khẩu được 3 lô hàng sang Đức; năm 2018, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cũng bắt đầu tìm hiểu và xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của HTX qua đó tạo đầu ra ổn định.

anhmaytre.png
Từ bàn tay khéo léo, sáng chế ra những sản phẩm chất lượng, đẹp mắt của các nghệ nhân, sản phẩm đan lát làng nghề bản Diềm dần khẳng định được chỗ đứng trên thị trường.

Từ bàn tay khéo léo, sáng chế ra những sản phẩm chất lượng, đẹp mắt của các nghệ nhân, sản phẩm đan lát làng nghề bản Diềm dần khẳng định được chỗ đứng trên thị trường. Với nhiều mẫu mã phong phú, mở rộng thị trường tiêu thụ, qua thời gian, sản phẩm mỹ nghệ làng nghề bản Diềm dần khẳng định được thương hiệu của mình và được nhiều người tiêu dùng biết đến.

Để có được thành công hiện tại, HTX đã liên tục thay đổi để thích ứng với yêu cầu thị trường. Về chất lượng, HTX bảo đảm tiêu chuẩn từ công đoạn lựa chọn, xử lý nguồn nguyên liệu, kỹ thuật đan, đến các khâu hoàn thiện sản phẩm, trang trí… đều ở mức độ cao nhất.

Các loại máy móc, công nghệ mới cũng được HTX đẩy mạnh nhằm tạo ra những sản phẩm vừa đẹp, vừa bền, vừa bảo đảm an toàn. Đơn cử, trong khâu tẩy trắng nguyên liệu, HTX sử dụng công nghệ hấp hiện đại thay thế các loại hóa chất để tạo ra những sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn kép về sức khỏe cho người lao động và người sử dụng.

Về mẫu mã, HTX liên tục nghiên cứu và cho ra đời những mẫu sản phẩm mới. Nhờ đó, từ việc sản xuất các sản phẩm gia dụng thuần tuý, HTX mây tre đan bản Diềm đã sản xuất các sản phẩm đồ lưu niệm, trang trí phục vụ khách du lịch. 

Để sản phẩm mây tre đan tạo dựng chỗ đứng trên thị trường thế giới, người dân của bản Diềm tăng tính thẩm mỹ, tạo nét đặc biệt của sản phẩm mây tre đan làng Diềm, vừa giới thiệu được nét bản sắc văn hóa người Ái. Các thành viên HTX đã tận dụng nguyên liệu tự nhiên sẵn có trên rừng để chế ra các loại màu tự nhiên nhuộm lên sản phẩm mây tre đan. Tạo thành họa tiết nhiều màu sắc trên sản phẩm như đĩa đựng hoa quả, mâm cơm, khay đựng trà... Sản phẩm thu hút khách hàng mà vẫn giữ được tính an toàn, thân thiện với môi trường. Tùy vào độ khó và phức tạp của sản phẩm, trung bình 2 - 3 ngày một người có thể hoàn thành 1 đồ dùng bằng mây tre có giá 200 - 300 nghìn đồng.

Hiện làng nghề mây tre đan bản Diềm có 52 hộ với 54 người tham gia lao động, sản xuất. Bà Vy Thị Nội (73 tuổi) là một trong những thợ lành nghề và có thâm đan lát. 

Tuy quy mô của HTX mây tre đan bản Diềm còn nhỏ, nhưng sản phẩm có sức tiêu thụ tốt, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng.

Từ những kết quả ấy, HTX Bản Diềm đã trở thành một trong những mô hình điểm trong “Kế hoạch xây dựng mô hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị” của Liên minh HTX tỉnh Nghệ An.

Theo UBND huyện Con Cuông, sản phẩm có sức tiêu thụ tốt, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng. Thời gian tới chính quyền địa phương sẽ tạo điều kiện cho các cơ sở nhỏ và vừa vay vốn, đồng hành cùng bà con mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Đến năm 2025 tiến tới thành lập làng nghề để tìm kiếm các cơ hội từ các tổ chức, các hiệp hội mây tre đan để giải quyết đầu ra cho nhân dân.

Nhóm PV