Tham khảo bài viết dưới đây để có thêm những mẹo chống nhăn cho quần áo cotton, lanh, lụa để luôn có một bộ đồ chỉn chu trước khi đi làm mà không lo quần áo bị nhăn nhé.

Trong thời buổi hiện đại với cuộc sống bận rộn như ngày nay thì bất cứ việc gì dính đến thời trang gọn gàng, lịch thiệp mà có thể tối giản được thời gian thì phái đẹp đều quan tâm. Để sở hữu những bộ quần áo thẳng thớm, không phải mất nhiều thời gian là lại trước khi mặc đi làm đã trở nên quan trọng với chị em phụ nữ.

Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có thêm những mẹo chống nhăn cho quần áo cotton, lanh, lụa để luôn có một bộ đồ chỉn chu trước khi đi làm mà không lo quần áo bị nhăn nhé.

1. Cotton

{keywords}

- Nếu giặt bằng máy giặt thì sau khi quá trình giặt kết thúc, hãy lấy quần áo ra khỏi máy giặt tránh việc hình thành những nếp nhăn.

- Trong quá trình là, sử dụng bàn là hơi nước vì những tia nước thấm vào quần áo và được bàn là nóng phủ lên sẽ làm thẳng những nếp nhăn.

- Đặt áo xuống và bắt đầu là, di bàn là vào những chỗ bị nhăn trên áo, ấn nút xả hơi nước trong vài giây để đưa độ ẩm nhiều hơn vào trong các sợi bông trên áo. Là từng phần một của áo, bắt đầu với hai vạt áo trước, là xung quanh áo, là cổ và tay áo cuối cùng.

- Dùng dung dịch spray starch (có chứa bột) xịt vào quần áo để là thì sẽ giữ dáng áo lâu hơn và tránh được nếp nhăn nhiều hơn.

{keywords}

- Treo áo lên một mắc riêng chứ không gấp lộn xộn chung với những quần áo khác trong tủ quần áo.

2. Lụa

{keywords}

- Nên giặt lụa bằng tay một cách nhẹ nhàng, tránh vò mạnh. Nên thêm đá viên vào để nước giặt thật lạnh sẽ giúp lụa săn sợi và không bị phai màu. Xả vải bằng nước thật lạnh, tránh nước ấm nóng. Thêm vài giọt dung dịch dầu xả vào nước xả vải để vải lụa thêm mềm mại và trơn mượt.

- Dùng bàn là nóng nhẹ từ mặt trái, không nên phun nước, nếu phun không đều thì sau khi là vải sẽ có chỗ phẳng chỗ nhàu không đều nhau.

- Hãy cho quần áo vào túi nilon và đặt vào ngăn đá tủ lạnh, để một lúc rồi lấy ra là. Khi là không được để ở nhiệt độ quá cao có thể khiến chất liệu lụa bị sun vào.

- Thấm khô đồ lụa vừa giặt với một chiếc khăn bông. Vì lụa có cấu tạo gần giống như mái tóc nên hãy đối xử với nó như với “góc con người” của bạn. Đừng làm khô nước bằng cách xoắn, vần vò, vắt vì sẽ làm món đồ lụa đắt tiền của bạn bị tổn hại nghiêm trọng!

- Chỉ được là khi thấy thực sự cần thiết. Tốt nhất khi phơi, bạn nên giũ mạnh để nếp vải lụa được thẳng thớm và khi khô hãy dùng móc treo chúng vào tủ quần áo thì khi sử dụng bạn sẽ không phải là lại. Nếu bắt buộc phải là, bạn phải để chế độ thích hợp với đồ lụa (là lạnh hoặc là hơi ấm).

3. Lanh

{keywords}

- Nếu giặt máy thì lấy quần áo ra phơi ngay khi máy giặt kết thúc chế độ giặt để tránh hình thành nếp nhăn.

- Nếu giặt bằng máy, bạn nên cho quần áo vào túi lưới để tránh bị cọ sát nhiều trong lồng giặt dễ làm bung sợi ở những chỗ quá khít đường may hoặc vắt sổ và cũng dễ khiến hình thành nếp nhăn.

- Nếu giặt tay thì không nên vò mạnh vì kết cấu vải lanh rất dễ nhăn với những tác động mạnh.

- Trong nước giặt cuối và vắt khô để đem phơi thì không nên vắt mạnh, xoắn vải vào với nhau. Nếu có thể nhấc quần áo lanh lên treo để nó tự ráo nước và khô, như vậy sẽ tránh được các nếp nhăn.

- Nếu phải vắt trước khi phơi thì hãy giũ thật mạnh tay để làm thẳng nếp nhăn rồi mới phơi lên.

- Phơi thẳng thớm quần áo lanh lên mắc riêng chứ không phơi chung hoặc gấp quần áo rồi mới phơi.

- Nếu bạn vừa mua về mà chưa cần sử dụng đến, hãy khoan giặt mà nên xếp gọn và cất vào tủ. Lớp hồ trên bề mặt vải sẽ bảo quản được lâu hơn.

(Theo Trí thức trẻ)