Gừng không chỉ là một thứ gia vị ít khi thiếu trong chế biến món ăn mà nó còn có rất nhiều tác dụng khác, trong đó có khả năng làm thịt đông lạnh tươi ngon trở lại.

Thịt để trong ngăn đá đem đi rã đông sẽ không có màu sắc tươi, đẹp như thịt mới. Vì vậy, khi đem thịt ra rã đông, chị em có thể thả một ít gừng tươi đập dập vào nước ngâm, thịt sẽ có màu tươi ngon. Và khi chế biến, thật khó lòng để phân biệt được đó là thịt tươi hay thịt đã được để qua đông lạnh.

Với các loại gia cầm, hay hải sản cũng vậy. Rã đông xong cũng làm thao tác tương tự thì thực phẩm cũng tươi ngon như lúc mới mua về nhé.

Khử mùi hôi của vịt

Thịt vịt có mùi hôi khá đặc trưng. Nếu vịt sau khi vặt lông, làm sạch rồi đem chế biến luôn thì chắc chắn món ăn sẽ có mùi khó chịu. Ngoài cách dùng như cho sả, lá na và nước luộc để khử mùi hôi thì chị em có thể sử dụng gừng. Chị em chỉ cần lấy gừng giã nhỏ trộn với rượu trắng và muối chà bên ngoài của miếng thịt vịt và sau đó xả lại bằng nước lạnh thì vịt sẽ bay hết mùi hôi.

{keywords}

Gừng rất hữu hiệu trong việc khử mùi hôi của thịt vịt

Khử mùi gây của thịt bò

Thịt bò có nhiều đạm nên cũng có mùi gây đặc trưng. Vì thế, để giảm mùi gây này,chị em hãy lấy một củ gừng, nướng trên bếp. Sau đó, cạo sạch lớp vỏ cháy đen bên ngoài, giã gừng thật nhuyễn, rắc lên thịt. Mùi gây của thịt bò cũng giảm đi nhiều và trong gừng có men Zingibain phân giải chất đạm vì thế thịt sẽ trở nên mềm và ngon hơn nữa.

Giảm mùi tanh của cá

Ngoài cách sử dụng giấm để rửa thì gừng cũng có tác dụng giảm mùi tanh của cá chị em nhé! Chị em hãy giã một chút gừng, ngâm vào 1 chén rượu rắng. Sau khi rửa cá, dùng rượu gừng xoa lên toàn bộ thân. Gừng sẽ làm cá hết mùi tanh.

Giúp dao sắc hơn

Với những loại như cá khô, cá muối, đồ khô rất khó cắt, chị em có thể chà một ít gừng tươi và dầu vừng lên lưỡi dao là có thể cắt được dễ dàng.

{keywords}

Gừng cũng có tác dụng giúp dao sắc hơn

Rán cá không bị dính chảo

Nhiều chị em không thích dùng chảo chống dính vì lo sợ lớp chống dính của chảo bong ra, ngấm vào thực phẩm sẽ không tốt cho cơ thể. Vì thế, với những chiếc chảo thường, khi rán cá để cá không bị dính chảo, gừng cũng được sử dụng. Bằng cách, để chảo nóng, dùng gừng tươi xát mạnh vào đáy và thành chảo sau đó mới cho dầu vào. Dầu và gừng sẽ tạo ra một lớp màng trơn giữa da cá và thành chảo làm da cá không thể bám dính vào.

Bảo quản gừng được tươi lâu

Có nhiều cách để bảo quản gừng được tươi lâu:

- Bảo quản ở nhiệt độ thường: Gừng hoàn toàn có thể bảo quản ở nhiệt độ bình thường, nhất là mùa đông, gừng giữ tươi được khá lâu.

- Bảo quản gừng trong tủ lạnh: Bạn phải nghiền củ gừng tươi với một ít muối, nước chanh và chút xíu đường. Sau đó, cho hỗn hợp gừng đã nghiền nhuyễn này vào trong một chiếc lọ sạch, có nắp kín, không để không khí lọt vào. Sau khi hàn kín nắp lọ, bạn cho lọ gừng vào tủ lạnh. Gừng được nghiền nát sẽ vẫn tươi trong vòng từ 6 tháng đến một năm.

- Bảo quản trong giấy bạc: Bạn cũng có thể dùng giấy bạc quấn chặt củ gừng và để ở nơi thoáng mát.

- Vùi gừng trong cát: Đây là theo cách của dân gian, rất đơn giản, là vùi gừng xuống lớp cát ẩm. Cách này vừa giữ được gừng lâu tránh bị khô.

(Theo Eva)