Hai gã khổng lồ công nghệ Microsoft và Google đã và đang vướng vào một cuộc
chiến mà kết quả của nó có ý nghĩa rất lớn đối với các cổ đông cũng như khách
hàng trên toàn thế giới.
Sức mạnh và sự khác biệt
Microsoft: Trong suốt một thời gian dài, Microsoft là gã hưởng lợi lớn trong cuộc cách mạng PC. Bill Gates, nhà đồng sáng lập Microsoft, đã nhìn thấu được rằng để có được lợi nhuận tối đa, họ phải bán phần mềm cài đặt máy tính chứ không phải bán máy tính. Ý tưởng đơn giản nhưng sâu sắc này trở thành một “giếng dầu” mang nguồn lợi khổng lồ cho họ đến tận ngày nay.
Sử dụng thế mạnh trong lĩnh vực hệ điều hành, đầu tiên là với MS DOS và sau này là Windows, Microsoft đã gặt hái thành công to lớn từ việc sản xuất phần mềm, dẫn đến sự ra đời của bộ ứng dụng văn phòng Office và nhiều ứng dụng chất lượng cao dùng cho các doanh nghiệp như Exchange, SQL Server và Great Plains.
Ngày nay Microsoft có thể tự hào về tình hình tài chính đầy ấn tượng. Năm 2012, lợi nhuận của hãng là 73,7 tỉ đô-la và dòng tiền là 31,6 tỉ USD. Ban quản trị giờ đây tập trung hơn vào việc trả tiền mặt cho cổ đông, với 10,7 tỉ USD được trả trong năm tài chính 2012 thông qua việc mua lại cổ phần và chia cổ tức.
Google: Google trưởng thành trong bối cảnh cạnh tranh về cơ bản là khác với Microsoft. Trong khi Microsoft xác định lợi nhuận sẽ tập trung ở đâu trong thế giới PC và từ đó định vị công ty để thu lợi ích tối đa, Google lại bước chân vào một thị trường đông đúc (công cụ tìm kiếm), cải tiến và cách mạng hóa để tạo ra một sản phẩm cao cấp.
Google đã cho thấy khả năng kiếm tiền đáng nể, với lợi nhuận trong 12 tháng liên tiếp là 47,5 tỉ USD và dòng tiền mặt là 15,9 tỉ. Tuy nhiên, Google lại kém đa dạng hóa hơn so với Micrsoft khi mà 77% lợi nhuận quý III đến từ Google.com và các đối tác mạng lưới của Google.
Microsoft: Trong suốt một thời gian dài, Microsoft là gã hưởng lợi lớn trong cuộc cách mạng PC. Bill Gates, nhà đồng sáng lập Microsoft, đã nhìn thấu được rằng để có được lợi nhuận tối đa, họ phải bán phần mềm cài đặt máy tính chứ không phải bán máy tính. Ý tưởng đơn giản nhưng sâu sắc này trở thành một “giếng dầu” mang nguồn lợi khổng lồ cho họ đến tận ngày nay.
Sử dụng thế mạnh trong lĩnh vực hệ điều hành, đầu tiên là với MS DOS và sau này là Windows, Microsoft đã gặt hái thành công to lớn từ việc sản xuất phần mềm, dẫn đến sự ra đời của bộ ứng dụng văn phòng Office và nhiều ứng dụng chất lượng cao dùng cho các doanh nghiệp như Exchange, SQL Server và Great Plains.
Ngày nay Microsoft có thể tự hào về tình hình tài chính đầy ấn tượng. Năm 2012, lợi nhuận của hãng là 73,7 tỉ đô-la và dòng tiền là 31,6 tỉ USD. Ban quản trị giờ đây tập trung hơn vào việc trả tiền mặt cho cổ đông, với 10,7 tỉ USD được trả trong năm tài chính 2012 thông qua việc mua lại cổ phần và chia cổ tức.
Google: Google trưởng thành trong bối cảnh cạnh tranh về cơ bản là khác với Microsoft. Trong khi Microsoft xác định lợi nhuận sẽ tập trung ở đâu trong thế giới PC và từ đó định vị công ty để thu lợi ích tối đa, Google lại bước chân vào một thị trường đông đúc (công cụ tìm kiếm), cải tiến và cách mạng hóa để tạo ra một sản phẩm cao cấp.
Google đã cho thấy khả năng kiếm tiền đáng nể, với lợi nhuận trong 12 tháng liên tiếp là 47,5 tỉ USD và dòng tiền mặt là 15,9 tỉ. Tuy nhiên, Google lại kém đa dạng hóa hơn so với Micrsoft khi mà 77% lợi nhuận quý III đến từ Google.com và các đối tác mạng lưới của Google.
Sự khác biệt cơ bản giữa Microsoft và Google nằm ở chỗ mỗi công ty lựa chọn một hướng đi khác biệt. Microsoft quyết định đâu là nơi tốt hơn cả để đặt bẫy, và qua thời gian cải tiến sản phẩm của mình sau khi đã chắc chắn nắm được vị trí thuận lợi nhất. Trong khi đó, Google lại sáng tạo ra một cái bẫy tốt hơn, và dần dần biết cách làm cho mọi sự sắp đặt kia trở nên vô nghĩa.
Microsoft lợi dụng Định luật Moore để bán các sản phẩm phần mềm xa xỉ nhưng tính năng không có gì nổi trội; còn Google lại dùng Định luật Moore để chú trọng vào việc cung cấp dịch vụ quảng cáo trong khi bán các phần mềm với giá như cho không.
Cạnh tranh trên nhiều chiến trường
Cả hai gã khổng lồ đều đang cố gây áp lực lên đối thủ nhưng cũng chính họ phải chịu không ít áp lực.
Hệ điều hành: Lĩnh vực thế mạnh truyền thống của Microsoft đang bị vây hãm những những cải tiến điện toán, dịch chuyển từ PC sang smartphone và máy tính bảng. Khách hàng tiềm năng cho rằng Windows 8 có nhiều phiền toái hơn là tiện ích, còn Windows Phone và Surface thì tụt lại trong cuộc đua smartphone và máy tính bảng. Microsoft đang phải chứng kiến nguồn sức mạnh truyền thống của mình tan biến ngay trước mắt. Thêm vào đó, hệ điều hành Android của Google lại đang chiếm thị phần đáng kể trên thị trường smartphone và máy tính bảng. Có thể Google không cố tối đa hóa lợi nhuận, nhưng không thể phủ nhận hãng này đang kiếm lời trên những tổn thất của một đối thủ đầy sức mạnh. Lợi thế: Google.
Thị phần doanh nghiệp: Google sẽ công bố ra giá mới của bộ ứng dụng văn phòng Google Docs dùng cho doanh nghiệp. Nhiều người nhận định đây là dấu hiệu cho thấy Google đang chuẩn bị tiến hành một cuộc tấn công vào lĩnh vực thế mạnh thứ hai của Microsoft. Có thể thị trường đang hiểu sai ý định của Google bởi dường như cỗ máy tìm kiếm chỉ đang tìm cách đánh lừa Microsoft! Để chiến thắng, Google chỉ cần chiếm lĩnh thị phần là các khách hàng doanh nghiệp tìm kiếm năng suất “đủ tốt”. Như vậy Google có thể giành được chỗ đứng và Microsoft vẫn tiếp tục chiếm ưu thế trong hoạt động kinh doanh. Lợi thế: Microsoft.
Công cụ tìm kiếm: Dù Bing bị Google bỏ lại một khoảng cách khá xa nhưng Google vẫn có lý do để lo lắng. Hợp tác với Facebook, Microsoft có được một đối tác hiểu rõ các thành viên của mình hơn là Google. Ưu thế này như đòn tấn công trực diện vào mảng công cụ tìm kiếm vốn là cốt lõi của Google và cũng là sản phẩm mà Google lệ thuộc chủ yếu. Hơn nữa, Bing cũng là một sự thay thế khả thi. Rõ ràng Google có lý do để lo sợ. Lợi thế: Microsoft.
Mua bán, hợp tác: Cả Microsoft và Google đều tự buộc mình với một đối tác sản xuất phần cứng để cạnh tranh với phương thức kết hợp phần cứng/phần mềm mà Apple đã áp dụng thành công. Cả hai gã khổng lồ đều vấp phải không ít rắc rối bởi sự lựa chọn đối tác của mình. Với Google, vụ mua lại Motorola Mobility khiến cho một công ty chuyên về quảng cáo phải chịu thêm gánh nặng điều hành hoạt động sản xuất phần cứng khổng lồ, cùng với đó là sự ngờ vực của các nhà sản xuất smartphone và máy tính bảng sử dụng hệ điều hành Android. Với Microsoft, việc lựa chọn Nokia cũng có khá nhiều sai lầm khi mà hai công ty này đều không sở hữu sức mạnh cần thiết trên thị trường mục tiêu của mình. Lợi thế: Không ai cả. Google và Microsoft đều có những chọn lựa sai lầm, và chắc hẳn hai ông lớn này đều hối tiếc về điều đó.
Cả hai đều đứng trên một núi tiền khổng lồ (Microsoft 66,1 tỉ USD và Google 44,6 tỉ) nhưng những mảng thị trường mà họ chiếm ưu thế để tạo ra núi tiền này đang thay đổi nhanh chóng. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, hai gã khổng lồ vẫn sẽ tiếp tục gây thêm áp lực cho nhau trên nhiều lĩnh vực thị trường.
HungNinh(Theo Wsj)