Rất nhiều người đã nghĩ rằng liệu Microsoft có "chẳng may" bị mất trí, còn nếu không thì làm thế nào hãng sẽ kiếm tiền trong năm nay?

Nếu là một fan trung thành với Microsoft ắt hẳn bạn sẽ cảm thấy lạ lùng và ngạc nhiên khi liên tục trong những năm gần đây, hãng đã liên tục miễn phí Windows Phone, Windows và cả Office cho người dùng. Ngoài ra, động thái "biếu không" các sản phẩm của mình còn được Microsoft áp dụng trên các hàng loạt các thiết bị như PC, smartphone, tablet và thậm chí là các ứng dụng trên nền tảng đối thủ như Android và iOS.

Do đó, câu hỏi đặt ra cho gã khổng lồ phần mềm Mỹ là liệu họ có "chẳng may" bị mất trí, còn nếu không thì làm thế nào Microsoft sẽ kiếm tiền trong năm nay? Bởi trên thực tế, doanh thu truyền thống của Microsoft chủ yếu đến từ việc bán bản quyền các phần mềm như Windows và Office. Minh chứng là nhờ có chiến thuật cực kỳ thành công này, Microsoft đã phát triển tới mức "chóng mặt" như ngày nay, đồng thời duy trì sự thống trị của mình trên thị trường PC.

Và để trả lời cho tất cả những hoài nghi trên, câu trả lời được hãng đưa ra chỉ ngắn gọn là Freemium. Vậy thực chất, đây là chiến thuật gì, triển khai ra sao, hiệu quả tới mức nào?

Freemium = Free Premium

{keywords}

Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng Freemium sẽ bao gồm 4 bước chính đó là tiếp thu, cam kết, tranh thủ, và kiếm tiền. Trong đó, "tiếp thu" là bước tiền đề cho kế hoạch táo bạo của Microsoft, với mục tiêu chính là khiến người dùng phải quan tâm và sử dụng các sản phẩm của hãng, đơn cử như việc miễn phí Office cho người dùng iPad để rồi bất kỳ chiếc máy tính bảng nào của Apple khi ra lò đều ít nhất một lần sở hữu ứng dụng này.

Sau khi đã "gieo yêu thương" cho người dùng, Microsoft sẽ dần dần triển khai bước "cam kết" khiến họ phải lệ thuộc cũng như sử dụng nhiều hơn các dịch vụ của mình, được hãng cài cắm, liên kết trong hệ sinh thái Office nói riêng và Windows nói chung. Tất nhiên, sau khi đã chiếm trọn tình cảm của các tín đồ công nghệ, hãng sẽ thực hiện bước "tranh thủ" có nghĩa là tìm kiếm các tín đồ trung thành nhất giúp vòng lặp 4 bước luôn diễn ra, đồng thời "kiếm tiền" từ chính những người dùng này với việc đưa ra các dịch vụ cao cấp hơn.

Nói thì dễ, làm mới khó. Với Microsoft, đây hoàn toàn là một phương thức "hốt bạc" trái với truyền thống, và khó có thể thành công trong một sớm một chiều. Còn so với các đối thủ như Google, Microsoft không tung ra các dịch vụ miễn phí để rồi thu thập dữ liệu và bán quảng cáo, mã hãng sẽ thu tiền từ những người dùng sẵn sàng chi tiền cho các ứng dụng và dịch vụ mà họ thực sự yêu thích.

Mục tiêu lật đổ Apple và Google

{keywords}

Có thể nói, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Microsoft lại đặt ra mục tiêu đánh bại các đối thủ cạnh tranh như hệ sinh thái của Apple và Google. Trước đó, cựu CEO của Microsoft là Steve Ballmer đã từng ám chỉ điều này vào những ngày cuối của nhiệm kỳ 2014, tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về mỗi tương quan giữa Microsoft, Apple và Google, đại diện của gã khổng lồ phần mềm Mỹ đã mô tả như sau:

"Nếu bạn nhìn vào cách mà Apple đang đánh bóng tên tuổi của mình trên TV, ít nhất là tại Mỹ, những gì xuất hiện chỉ xoay các thiết bị như iPhone, iPad và các dịch vụ liên quan tới các sản phẩm này. Do đó, họ chỉ cần tập trung chi phí quảng cáo vào rất ít thiết bị, nhưng vì trước đó, Apple đã tạo ra các mối liên kết giữa sản phẩm và dịch vụ nên chúng sẽ tự "nâng" nhau lên một cách rất tự nhiên."

Và sự thật là Microsoft đang học theo Apple. Giả sử khi họ bán ra những chiếc Surface Pro 3, họ đã tích hợp sâu OneNote vào thiết bị này và kết quả là lượng người dùng OneNote đã tăng lên đáng kể. Tất nhiên, để làm được điều này, Microsoft đã liên tục phải đôn đốc các nhóm phát triển độc lập như Windows, Surface và OneNote thường xuyên phải hợp tác cùng nhau.

Hạng nhất không dành cho người thua cuộc

{keywords}

Như trường hợp của Bing, để tăng lực cho công cụ tìm kiếm "cây nhà lá vườn", Microsoft đã đem tới Cortana trên Windows Phone và sau này là Windows 10. Bởi để thực hiện được những điều thần kỳ trước đây, Cortana đều sử dụng dữ liệu từ Bing, đồng thời, gián tiếp tăng lượng người dùng cho công cụ này. Đại diện hãng giải thích: "Đây là cách để chúng tôi đưa Bing vào mỗi chiếc smartphone chạy Windows cũng như Windows 10 trên PC."

Trên thực tế, để Bing trực tiếp cạnh tranh với Google sẽ thực sự là nhiệm vụ bất khả thi của Microsoft, tuy nhiên, mọi việc sẽ hoàn toàn khác nếu sử dụng tới quân bài Cortana khi tích hợp sâu trợ lý ảo này vào các ứng dụng và dịch vụ của mình. Tương tự như vậy, hãng cũng đang đưa Skype vào hệ thống Outlook.com với hy vọng một ngày nào đó, người dùng Skype sẽ chi tiền để thực hiện những cuộc gọi tính phí.

Cũng theo đại diện của hãng: "Chúng tôi biết rằng, mọi người dùng luôn muốn chọn cho mình một hệ sinh thái đồng bộ nhất thay vì từng sản phẩm của các hãng khác nhau. Thời gian qua, chúng tôi nhận ra Apple hay Google đã làm rất tốt điều đó và Microsoft đang làm mọi cách để cải thiện tình hình này. Rõ ràng Windows 10 sẽ là một giải pháp hợp lý ở thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, về lâu về dài, đây không phải là mục tiêu duy nhất mà chúng tôi hướng đến, mà cái đích cuối cùng là cả một hệ sinh thái Windows hùng mạnh, nơi mà tiền có thể đẻ ra tiền. Còn trước mắt, Microsoft vẫn sẽ để ý tới iOS và Android, thâm nhập sâu vào hai hệ sinh thái này, tìm ra điểm yếu và phá vỡ nó."

Theo Trí thức trẻ/ Theverge