Trong khi đó, những khiếu nại liên quan đến game, tài khoản game Steam chỉ có hơn 16 nghìn đơn mỗi ngày.

Con số này khiến người ta kinh ngạc vì số game thủ bị mua hớ hoặc bị lừa mỗi ngày có thể đông đảo đến như vậy. Thực tế này đã tồn tại từ năm 2015. Điều này có nghĩa là tính đến nay, hàng triệu game thủ đã bị hớ khi bỏ tiền ra mua game bản quyền tại “Trung tâm thương mại” Steam.

Có rất nhiều cách thức mà những “nhà buôn” game lừa game thủ. Ví dụ như có studio tạo ra những tựa game chỉ có gameplay dài khoảng 2 tiếng, rồi “dụ” người chơi mua game, chơi thử game và đòi Steam trả lại tiền, thay vì chơi demo miễn phí. Ngoài ra còn có những game hàng “fake”, game hết “date” ... do những nhà buôn bán game không có tâm cố tình bán để hòng lấy được tiền vào túi mình mà không quan tâm đến sự thất vọng của khách hàng.

Steam vốn là một sản phẩm do công ty Valve phát hành. Đây là nền tảng phân phối game bản quyền trực tuyến lớn nhất hiện nay. Tại kênh mua bán trực tuyến Steam, vô số trò chơi được bán bày bán trên đây.

Nói một cách hình ảnh và không kém phần chính xác thì Steam chính là một trung tâm thương mại chuyên bán các trò chơi trên mạng và các phần mềm. Tính đến tháng 11 năm 2015, Steam đã có hơn 12,5 triệu người sử dụng thường xuyên và hơn 120 triệu tài khoản Steam đã được mở.

Không chỉ là nơi bán game, phần mềm, người sử dụng Steam có thể trao đổi, mua tặng nhau những game, vật phẩm, kết bạn, chat với nhau... Do đó, Steam còn có thể coi giống như một mạng xã hội về game.

Ngoài Steam hiện nay còn nhiều nơi khác bán game bản quyền như Origin, UPlay... nhưng số lượng ít hơn và không phong phú như Steam.

Cũng chính vì có tính năng giống như một cái chợ với vô số kẻ mua, người bán, nên game thủ khi mua hàng trên Steam cũng cần phải cẩn thận và có hiểu biết để tránh bị gài bẫy, mua hớ, hay mua phải hàng kém chất lượng để rồi tiền mất, tật mang.

Theo InfoGame