Đang trong thời điểm giao mùa giữa mùa lạnh và mùa nóng nên giông lốc, mưa đá có thể xảy ra ở bất cứ vùng miền nào trên toàn lãnh thổ. Tại Hà Nội cũng có thể có mưa đá trong thời điểm giao mùa này nhưng xác suất xảy ra không lớn, mỗi năm chỉ 1-2 lần.
Các tin liên quan |
Mưa đá xuất hiện ở Thanh Hóa, Nghệ An |
Ông Lê Thanh Hải, phó Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết như trên khi trao đổi với VietNamNet về hiện tượng mưa đá xảy ra liên tiếp trong những ngày qua với mức độ nghiêm trọng tại nhiều địa phương như Lào Cai, Thái Nguyên, Nghệ An, Thanh Hóa.
Hình ảnh sau trận mưa đá tại miền núi tỉnh Thanh Hóa vào chiều tối ngày 30/3 (Ảnh: VietNamNet) |
Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương cho biết trận mưa đá xảy ra ở Lào Cai những ngày vừa qua là trận mưa đá lớn nhất được ghi nhận từ trước đến nay. Sau đó các địa phương như Thái Nguyên, Nghệ An, Thanh Hóa đều ghi nhận những trận mưa đá lớn, đường kính đá lớn. Ông có thể giải thích về hiện tượng này?
Ngày 23/3 là ngày xuân phân, từ ngày này mặt trời đi lên từ bắc bán cầu và chiếu
rất nhiều nắng xuống trái đất, gây ra hiện tượng nắng nóng và nhiệt độ tăng cao.
Ở các vùng núi cao như Tây Bắc, Tây Nguyên, Trung Bộ, mặt đất còn khô nóng hơn
các vùng khác. Khi có gió mùa đông bắc tràn xuống, sự xung đột đột ngột, mạnh
giữa hai khối khí nóng và lạnh kích thích sự đối lưu phát triển, gây giông mạnh.
Trong giông mạnh thường có lốc, vòi rồng, mưa đá. Hơi nước bốc lên cao, ngưng tụ
lại thành hạt đá nhỏ. Những hạt đá này tiếp tục đông kết và dính với nhau tạo
nên các hạt đá to hơn, gây ra hiện tượng mưa đá lớn như đã diễn ra trong thực
tế.
Năm nay mưa đá lớn xảy ra trên diện rộng và liên tục có là điều bất thường so
với các năm trước đây không? Đây đang là thời điểm giao mùa (từ lạnh sang nóng)
nên mưa đá, giông lốc xuất hiện là tất yếu. Các hiện tượng này đang diễn ra theo
đúng quy luật. Hiện tượng này sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới trên toàn
lãnh thổ.
Khi nào thì hiện tượng này sẽ chấm dứt?
Giông lốc, mưa đá thường xuyên xảy ra vào thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5. Đến
khoảng cuối tháng 5, khi mùa mưa đã đến, kết thúc giai đoạn chuyển mùa, các hiện
tượng thời tiết cực đoan như trên sẽ chấm dứt.
Với nguồn lực hiện nay, có cho phép chúng ta dự báo được thời gian và địa điểm xảy ra mưa đá để hạn chế thấp nhất thiệt hại không, thưa ông?
Chúng ta chưa thể dự báo được thời gian, địa điểm xảy ra mưa đá và nhiều nước
khác trên thế giới cũng không phải ngoại lệ. Cơ quan khí tượng chỉ có thể đưa ra
cảnh báo mưa đá, giông lốc cho một khu vực tương đối rộng lớn.
Tuy nhiên, cũng có thể có vài dấu hiệu nhận biết mưa đá sắp xảy ra như: ban ngày
có giông mạnh, có nhiều mây đen kịt trên bầu trời; ban đêm có sấm sét, gió đang
thổi đều đều bỗng lặng đi, trời lạnh đột ngột…
Hà Nội có thể có mưa đá không, thưa ông?
Như tôi đã nói, trong thời gian tới hiện tượng mưa đá, giông lốc sẽ còn tiếp
diễn trên phạm vi toàn lãnh thổ, trong đó có cả Hà Nội. Tuy nhiên xác suất xảy
ra mưa đá ở Hà Nội không lớn, từ 1-2 lần/năm. Đêm 30/3, Hà Nội cũng có thời tiết
cực đoan do xung đột thời tiết nóng – lạnh như mưa lớn, giông mạnh và sấm sét,
nhưng không xảy ra hiện tượng mưa đá.
Xin cảm ơn ông!
C.Quyên (Thực hiện)