Những ngày nắng nóng gay gắt như nay, nhu cầu mua điều hòa về dùng đang tăng chóng mặt. Song, nhiều nhà gặp tình huống dở khóc dở cười khi chọn máy điều hòa có công suất làm lạnh lớn vì nghĩ phòng sẽ mát hơn, nhưng như thế là không cần thiết, khiến tiêu tốn nhiều điện năng.

Trong khi đó, không ít trường hợp chọn máy điều hòa có công suất làm mát quá nhỏ khiến phòng không đủ mát, máy điều hòa phải làm việc liên tục, luôn trong tình trạng quá sức nên tuổi thọ máy sẽ giảm nhanh và cuối tháng hóa đơn tiền điện cao ngất ngưởng.

Theo các chuyên gia điện máy, khi mua điều hòa, nếu chọn công suất phù với diện tích phòng thì sẽ giúp tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu, làm căn phòng mát mẻ, đặc biệt là tiết kiệm được một khoản tiền điện đáng kể mỗi tháng.

Mua điều hòa, điều đặc biệt để tiết kiệm điện mà phòng vẫn mát lạnh
Khi mua điều hòa cần chú ý chọn công suất phù hợp với diện tích phòng

Vậy, làm thế nào để tính toán được công suất điều hòa phù hợp với không gian phòng cần lắp đặt?

Công thức tính công suất máy lạnh chủ yếu dựa vào diện tích hoặc thể tích không gian cần làm lạnh. Ta có thể áp dụng công thức: 1m2 x 600 BTU 

Trong đó, BTU (British Thermal Unit) là đơn vị nhiệt của Anh, được dùng để đo công suất của các thiết bị sưởi hoặc làm lạnh. Ví dụ, phòng có diện tích 15m2 sẽ tính 15m2 x 600 BTU = 9.000 BTU.

Tại Việt Nam, chỉ số công suất làm lạnh của điều hòa thường được quy về cách gọi là Ngựa (Horse Power - HP). Theo đó, điều hòa nhiệt độ phổ biến thường rơi vào khoảng 1HP (9.000 BTU), 1,5 HP (12.000 BTU), 2 HP (18.000 BTU) và 2,5 HP (24.000 BTU). Tuy nhiên, chỉ số này vẫn bị chi phối bởi các nhà sản xuất. Ví dụ, điều hòa của Toshiba có công suất 1HP nhưng 10.000 BTU, trong khi các hãng khác chỉ 9.000 hoặc thậm chí 8.000 BTU.

Mua điều hòa, điều đặc biệt để tiết kiệm điện mà phòng vẫn mát lạnh
 

Song, đây chỉ là công thức tính công suất chung, còn trên thực tế không gian lắp đặt rất đa dạng, khi tính công suất để chọn mua được chiếc điều hòa phù hợp thì phải linh động, vì ngoài diện tích phòng thì còn phải dựa vào các yếu tố khác như: vật liệu xây dựng căn phòng, nguồn nhiệt tác động trực tiếp, số lượng người trong phòng, cửa sổ trong căn phòng,...

Trường hợp phòng có nhiều cửa sổ, thường xuyên bị ánh nắng chiếu vào hay không gian có các thiết bị tỏa nhiệt như tủ lạnh, tivi,... khi chọn mua cần tặng mức BTU tăng tối thiểu 10% và ngược lại, nếu phòng được che bởi cây cối ban ngày, hãy hạ mức BTU xuống 10%.

Thông thường, chiều cao trần nhà theo chuẩn là 2,4m, nếu trên mức này cần tăng khoảng 1.000 đến 2.000 BTU mỗi mét. Số lượng người sống mỗi phòng xuất hiện nhiều hơn số hai, tăng thêm 600 BTU với mỗi người. Còn nếu đặt điều hòa trong các không gian thường xuyên tỏa nhiệt như nhà bếp hay phòng khách có nhiều người, cần nâng tối thiểu 4.000 BTU trở lên.