XEM VIDEO:
Khoảng 14h, mưa lớn xuất hiện trên diện rộng tại nhiều quận huyện TP.HCM làm nhiều tuyến đường ngập nặng |
Đường Nguyễn Hữu Cảnh thời điểm mưa lớn xảy ra, nước không rút kịp gây ngập nặng |
Khu vực gần chân cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh, đoạn gần giao với đường Điện Biên Phủ, nước ngập nửa mét |
Nhiều xe bị chết máy, người dân phải dắt bộ trên đường Nguyễn Hữu Cảnh |
Người dân gồng mình đẩy xe trong 'biển nước' |
"Mưa lớn quá, nước đổ dồn về đoạn dưới chân cầu Nguyễn Hữu Cảnh khiến xe tôi chết máy nên chỉ biết chờ xe cẩu đến kéo đi"- tài xế Dũng (lái xe taxi) cho biết chở khách đi quận 1 đến đây thì gặp sự cố nên khách phải xuống xe đi bộ |
Em nhỏ ngồi trên xe chết máy được bố mẹ đẩy bộ qua đoạn đường ngập |
Ngập nước khiến giao thông trên đường Nguyễn Hữu Cảnh rối loạn |
Nhiều người bó gối trên vỉa hè chờ nước rút |
Nước ngập khiến hoạt động kinh doanh 2 bên đường 'đóng băng' |
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, hình ảnh từ radar thời tiết cho thấy mây đối lưu đang phát triển mạnh và gây mưa giông cho các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh, Long An, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, TP.HCM… |
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Tăng Cường - Giám đốc Tập đoàn Quang Trung cho biết, ngay trong thời điểm mưa lớn đơn vị đã cho vận hành siêu máy bơm để hút nước trên đường ngập. Sau khi tạnh mưa khoảng 12 phút, đường Nguyễn Hữu Cảnh trong phạm vi hoạt động của ‘siêu máy bơm’ đã hết ngập. Riêng phần gầm cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh xảy ra ngập nặng, ông Cường cho biết, đây thuộc ngoài phạm vi ký kết hợp của 'siêu máy bơm'. “Về nguyên tắc khi mưa lớn xảy ra thì nước sẽ ngập mặt đường rồi mới chảy xuống cống. Như vậy, theo quy định của Bộ Xây dựng, sau khi mưa dứt, 30 phút đường vẫn ngập thì mới đánh giá máy bơm mới hoạt động không hiệu quả”- ông Cường lý giải và cho biết hiện nay TP đã ký chính thức cho vận hành máy bơm chống ngập với giá 14 tỷ/1 năm.
|
Người Sài Gòn lại bì bõm lội nước trên phố sau trận mưa lớn
Cơn mưa lớn chiều 9/5 khiến nhiều tuyến đường ở TP.HCM ngập sâu. Nhiều xe chết máy, người dân phải bì bõm lội nước về nhà.
Tuấn Kiệt - Tùng Tin