- Bỏ ra cả chục, cả trăm triệu đồng để mua đá thạch anh nhưng ít người có thể ngờ rằng khối đá mình mua chỉ là “hàng nhái”, hàng gia công và có giá trị thật của chúng chỉ bằng 1/10 số tiền họ đã bỏ ra…
TIN BÀI KHÁC:
Đầu năm chơi đá cầu may
Trong ma trận đá…
Dạo qua một loạt các hàng bán đá thạch anh phong thủy, thạch anh trang sức trên đường Nguyễn Thái Học, Khâm Thiên, Tôn Đức Thắng, Hàng Bạc, Mã Mây..v..v..điều dễ dàng nhận thấy là các chủ hàng đều treo biển “Đá thiên nhiên” để mời gọi khách hàng. Nói như anh Tuấn – Một nhà sưu tầm thì: “Nếu là khách hàng thì dù bạn có vài chục ngìn cũng có thể mua được thạch anh, vài trăm triệu cũng cũng vẫn mua được thạch anh. Tuy nhiên, nếu bỏ qua yếu tố về trọng lượng, giá tiền mà chỉ xét về nguồn gốc và chất lượng thì chưa chắc khối đá vài trăm triệu đồng đã “xịn” bằng viên đá chỉ vài chục ngìn”.
Lời chia sẻ của anh Tuấn đã khiến phóng viên VietNamNet tò mò và quyết định một lần nữa “cắp sách” đi học thêm về đá thạch anh.
Đưa tôi về nhà và để giới thiệu về các loại đá thạch anh, điều khiến tôi ngạc nhiên đó là việc các khối thạch anh mà anh Tuấn cất công sưu tập chẳng giống mấy so với những khối đá bóng bẩy, trong vắt và chứa đựng nhiều bao thể rất đẹp bên trong. Nêu thắc mắc này ra, tôi như bị dội gáo nước lạnh khi anh Tuấn nói như đinh đóng cột: “Nếu như các khối đá trong vắt, đẹp mắt bày ngoài hàng ấy là thạch anh thiên nhiên 100% thì giá của nó không phải là vài chục triệu đồng đâu, ít nhất cũng phải từ vài trăm triệu đồng trở lên”.
Anh Cường – Chủ hiệu Thần Thái Phong Thủy giảng gải cặn kẽ hơn: “Thạch anh thiên nhiên thuộc dòng đá bán quý, có độ cứng tuyệt đối là 100, đứng thứ 7 trong thang độ cứng mohs. Trong những năm gần đây, do phong trào chơi đá thạch anh phong thủy phát triển mạnh trong khi nguồn cung đá thiên nhiên ngày càng cạn kiệt nên giá đá ngày càng cao.
Vì hám lợi nên người ta đã dùng đủ loại công nghệ để biến một viên thạch anh bình thường thành một viên đá đẹp “không tì vết”. Thông thường, người ta sử dụng nhiệt độ cao để khử bớt tạp chất giúp cho viên đá trở nên trong hơn. Sau đó, kết hợp giữa hóa chất và nhiệt độ để thay đổi màu sắc của viên đá sao cho bắt mắt, hợp với thị hiếu của người mua”.
Đừng sập bẫy gian thương
Theo các chuyên gia và nhà sưu tập kì cựu thì trên thế giới, những viên thạch anh đẹp trong tự nhiên giá có thể lên đến 10 USD / carat, còn giá thạch anh tổng hợp đẹp chỉ khoảng 1 đến 2 USD / carat. Và hơn hết là trước khi bán hàng, người bán luôn thông báo cụ thể về nguồn gốc, xuất xứ của từng viên đá tới người mua để họ lựa chọn. Thế nhưng, điều oái oăm là tại Việt Nam, tình trạng “lập lờ đánh lận con đen” diễn ra ngày càng phổ biến khiến cho ngay cả các chuyên gia khi không có sự giúp đỡ của các loại máy móc hiện đại cũng có lúc bị nhầm lẫn.
Trên thực tế, nếu người mua đá thạch anh để dùng làm trang sức thì ngoài chuyện giá cả ra, việc mua nhầm phải đá tổng hợp, đá gia công cũng không có nhiều điều phải bàn. Tuy nhiên, nếu là người chơi thạch anh phong thủy thì chuyện nguồn gốc đá tự nhiên, đá tổng hợp hay đá tự nhiên được gia công lại là việc rất quan trọng. Bởi lẽ theo các chuyên gia về phong thủy, ngay cả đá thạch anh tự nhiên sau khi trải qua quá trình gia công cho đẹp hơn, “hồn cốt” của viên đá đã không còn nguyên vẹn, năng lượng bên trong khối đã cũng suy giảm nhiều nên chẳng còn tác dụng về mặt phong thủy.
Nói về “bài học” đầu tiên khi bắt đầu tham gia kinh doanh đá thạch anh phong thủy, chị Dung (tên nhân vật đã được thay đổi) – hiện là một trong những người có tiếng tại Hà Nội về buôn bán thạch anh kể: “Đó là lô hàng thứ 2 tôi nhập về Việt Nam thông qua một đầu mối ở Đài Loan. Trong lô hàng, ngoài động – hốc thạch anh tím có xuất xứ từ Brazil, còn có một số khối cầu thạch anh, đặc biệt là có một lăng trụ thạch anh “tóc xanh” nặng khoảng hơn 1kg. Trước đó, với vốn kiến thức “chập chững vào nghề”, tôi biết thạch anh “tóc xanh” là loại hàng cực hiếm, có giá trị hơn hẳn các loại thạch anh nên quyết mua bằng được để trưng bày trong nhà.
Ai ngờ, trong một lần mang ra khoe với các “lão làng”, 10 người thì đến 9 người đều trầm trồ chỉ có 1 người lắc đầu chê…”hàng lớm”. Trang cãi hồi lâu, chúng tôi quyết định mang đá đến trung tâm thẩm định. Ai dè kết quả trả về khẳng định khối thạch anh “hàng hiếm” của tôi thực ra chỉ là…hàng gia công, làm màu”.
Từ kinh nghiệm “xương máu” của mình, chị Dung khẳng định: “Không riêng gì thạch anh mà với các loại đá quý khác, người mua nên có những hiểu biết nhất định ít nhất về hình thức, phẩm chất và giá loại đá mình muốn mua. Nếu không có điều kiện tìm hiểu sau, tốt nhất khi đi mua hàng nên đi cùng một chuyên gia hoặc chí ít là một nhà sưu tập có kinh nghiệm lâu năm. Đừng chỉ vì thấy khối đá đẹp, bắt mắt mà vội bỏ ra vài chục, vài trăm triệu đồng để mua về trong khi giá trị thực của nó chỉ là vài triệu đồng”.
M.Thành
TIN BÀI KHÁC:
Đầu năm chơi đá cầu may
Trong ma trận đá…
Dạo qua một loạt các hàng bán đá thạch anh phong thủy, thạch anh trang sức trên đường Nguyễn Thái Học, Khâm Thiên, Tôn Đức Thắng, Hàng Bạc, Mã Mây..v..v..điều dễ dàng nhận thấy là các chủ hàng đều treo biển “Đá thiên nhiên” để mời gọi khách hàng. Nói như anh Tuấn – Một nhà sưu tầm thì: “Nếu là khách hàng thì dù bạn có vài chục ngìn cũng có thể mua được thạch anh, vài trăm triệu cũng cũng vẫn mua được thạch anh. Tuy nhiên, nếu bỏ qua yếu tố về trọng lượng, giá tiền mà chỉ xét về nguồn gốc và chất lượng thì chưa chắc khối đá vài trăm triệu đồng đã “xịn” bằng viên đá chỉ vài chục ngìn”.
Lời chia sẻ của anh Tuấn đã khiến phóng viên VietNamNet tò mò và quyết định một lần nữa “cắp sách” đi học thêm về đá thạch anh.
Đưa tôi về nhà và để giới thiệu về các loại đá thạch anh, điều khiến tôi ngạc nhiên đó là việc các khối thạch anh mà anh Tuấn cất công sưu tập chẳng giống mấy so với những khối đá bóng bẩy, trong vắt và chứa đựng nhiều bao thể rất đẹp bên trong. Nêu thắc mắc này ra, tôi như bị dội gáo nước lạnh khi anh Tuấn nói như đinh đóng cột: “Nếu như các khối đá trong vắt, đẹp mắt bày ngoài hàng ấy là thạch anh thiên nhiên 100% thì giá của nó không phải là vài chục triệu đồng đâu, ít nhất cũng phải từ vài trăm triệu đồng trở lên”.
Anh Cường – Chủ hiệu Thần Thái Phong Thủy giảng gải cặn kẽ hơn: “Thạch anh thiên nhiên thuộc dòng đá bán quý, có độ cứng tuyệt đối là 100, đứng thứ 7 trong thang độ cứng mohs. Trong những năm gần đây, do phong trào chơi đá thạch anh phong thủy phát triển mạnh trong khi nguồn cung đá thiên nhiên ngày càng cạn kiệt nên giá đá ngày càng cao.
Vì hám lợi nên người ta đã dùng đủ loại công nghệ để biến một viên thạch anh bình thường thành một viên đá đẹp “không tì vết”. Thông thường, người ta sử dụng nhiệt độ cao để khử bớt tạp chất giúp cho viên đá trở nên trong hơn. Sau đó, kết hợp giữa hóa chất và nhiệt độ để thay đổi màu sắc của viên đá sao cho bắt mắt, hợp với thị hiếu của người mua”.
Đừng sập bẫy gian thương
Theo các chuyên gia và nhà sưu tập kì cựu thì trên thế giới, những viên thạch anh đẹp trong tự nhiên giá có thể lên đến 10 USD / carat, còn giá thạch anh tổng hợp đẹp chỉ khoảng 1 đến 2 USD / carat. Và hơn hết là trước khi bán hàng, người bán luôn thông báo cụ thể về nguồn gốc, xuất xứ của từng viên đá tới người mua để họ lựa chọn. Thế nhưng, điều oái oăm là tại Việt Nam, tình trạng “lập lờ đánh lận con đen” diễn ra ngày càng phổ biến khiến cho ngay cả các chuyên gia khi không có sự giúp đỡ của các loại máy móc hiện đại cũng có lúc bị nhầm lẫn.
Trên thực tế, nếu người mua đá thạch anh để dùng làm trang sức thì ngoài chuyện giá cả ra, việc mua nhầm phải đá tổng hợp, đá gia công cũng không có nhiều điều phải bàn. Tuy nhiên, nếu là người chơi thạch anh phong thủy thì chuyện nguồn gốc đá tự nhiên, đá tổng hợp hay đá tự nhiên được gia công lại là việc rất quan trọng. Bởi lẽ theo các chuyên gia về phong thủy, ngay cả đá thạch anh tự nhiên sau khi trải qua quá trình gia công cho đẹp hơn, “hồn cốt” của viên đá đã không còn nguyên vẹn, năng lượng bên trong khối đã cũng suy giảm nhiều nên chẳng còn tác dụng về mặt phong thủy.
Nói về “bài học” đầu tiên khi bắt đầu tham gia kinh doanh đá thạch anh phong thủy, chị Dung (tên nhân vật đã được thay đổi) – hiện là một trong những người có tiếng tại Hà Nội về buôn bán thạch anh kể: “Đó là lô hàng thứ 2 tôi nhập về Việt Nam thông qua một đầu mối ở Đài Loan. Trong lô hàng, ngoài động – hốc thạch anh tím có xuất xứ từ Brazil, còn có một số khối cầu thạch anh, đặc biệt là có một lăng trụ thạch anh “tóc xanh” nặng khoảng hơn 1kg. Trước đó, với vốn kiến thức “chập chững vào nghề”, tôi biết thạch anh “tóc xanh” là loại hàng cực hiếm, có giá trị hơn hẳn các loại thạch anh nên quyết mua bằng được để trưng bày trong nhà.
Ai ngờ, trong một lần mang ra khoe với các “lão làng”, 10 người thì đến 9 người đều trầm trồ chỉ có 1 người lắc đầu chê…”hàng lớm”. Trang cãi hồi lâu, chúng tôi quyết định mang đá đến trung tâm thẩm định. Ai dè kết quả trả về khẳng định khối thạch anh “hàng hiếm” của tôi thực ra chỉ là…hàng gia công, làm màu”.
Từ kinh nghiệm “xương máu” của mình, chị Dung khẳng định: “Không riêng gì thạch anh mà với các loại đá quý khác, người mua nên có những hiểu biết nhất định ít nhất về hình thức, phẩm chất và giá loại đá mình muốn mua. Nếu không có điều kiện tìm hiểu sau, tốt nhất khi đi mua hàng nên đi cùng một chuyên gia hoặc chí ít là một nhà sưu tập có kinh nghiệm lâu năm. Đừng chỉ vì thấy khối đá đẹp, bắt mắt mà vội bỏ ra vài chục, vài trăm triệu đồng để mua về trong khi giá trị thực của nó chỉ là vài triệu đồng”.
M.Thành