Sau các cuộc hội đàm với chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Australia Julia Gillard đã để ngỏ “cánh cửa” xuất khẩu uranium sang Ấn Độ, mở đường cho sự can dự sâu rộng hơn giữa Washington và New Delhi.
Thay đổi lập trường
Hôm 15/11, Thủ tướng Julia Gillard đánh tín hiệu rằng bà có thể sử dụng Đại hội toàn quốc của Công Đảng cầm quyền để tìm kiếm sự đồng thuận nhằm chấm dứt lệnh cấm xuất khẩu uranium cho New Delhi. Lệnh cấm này được áp đặt từ thời cựu Thủ tướng Kevin Rudd vào năm 2008, với lý do Ấn Độ chưa tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Một số nhà quan sát nhận định, Ấn Độ không ký NPT vì muốn sở hữu vũ khí nguyên tử, trong bối cảnh nước láng giềng Pakistan đã có vũ khí hạt nhân.
Thủ tướng Australia Julia Gillard cho rằng, bán uranium cho Ấn Độ vì mục đích hòa bình có thể giúp thúc đẩy nền kinh tế Australia, tạo thêm việc làm và củng cố mối quan hệ giữa Canberra và New Delhi. Bà Gillard cũng nhắc lại Hiệp định hạt nhân dân sự Mỹ - Ấn Độ năm 2008, được coi là cột mốc bãi bỏ “lệnh cấm không chính thức của quốc tế” về việc bán uranium cho Ấn Độ.
Quyết định “mở cửa” khả năng bán uranium sang Ấn Độ của bà Julia Gillard lập tức nhận được sự ủng hộ của ngành công nghiệp khai khoáng đang trỗi dậy mạnh mẽ tại Australia. Nhưng nó cũng một lần nữa cho thấy quan điểm chia rẽ giữa cánh tả và cánh hữu Công Đảng trong Quốc hội.
Một số thành viên cánh hữu của Công Đảng đang thúc đẩy cuộc tranh luận cấp liên bang về năng lượng hạt nhân và thương mại uranium. Nội bộ Công Đảng đã có những ý kiến ủng hộ Thủ tướng Gillard, gồm Bộ trưởng Tài nguyên, Quốc phòng và Ngoại giao. Thủ hiến Nam Australia, Tây Australia và bang New South Wales đều ủng lập trường mới của bà Gillard.
Bộ trưởng Tài nguyên Ferguson cho rằng, quan điểm của cộng đồng quốc tế đối với Ấn Độ đã thay đổi đáng kể sau khi Nhóm các quốc gia cung cấp hạt nhân do Mỹ dẫn đầu quyết định bán uranium cho Ấn Độ vào năm 2007. Trong khi đó, với các chính sách hiện hành lỗi thời, Australia vẫn chưa thể bán uranium cho thị trường dồi dào với dân số hơn 1 tỷ người này.
Chính sách từ chối bán uranium cho Ấn Độ thể hiện sự thiếu tin tưởng của Canberra đối với New Delhi. Chính điều này ngăn cản hợp tác giữa Australia và Ấn Độ trong nhiều lĩnh vực như thuế quan, quốc phòng, chống ma túy, khủng bố quốc tế…
“Đã tới lúc Australia phải bình thường hóa mọi việc với Ấn Độ. Ấn Độ là quốc gia có trách nhiệm và chính phủ nước này muốn giúp người dân thoát khỏi nghèo đói” - Bộ trưởng Ferguson nói.
Tuy nhiên, ông Ferguson lưu ý rằng Ấn Độ vẫn cần thương lượng với Australia về những chi tiết liên quan tới việc sử dụng an toàn uranium, theo đó, uranium chỉ được dùng vào mục đích sản xuất năng lượng.
Trong khi đó, những người cánh tả Công Đảng và Đảng Xanh tỏ ra giận dữ đối với sự thay đổi trong chính sách hạt nhân, cho rằng việc xuất khẩu urani sang Ấn Độ có thể giúp New Delhi dễ dàng sử dụng nguyên liệu này vào chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân. Thượng nghị sỹ Doug Cameron, Thủ hiến Queensland Anna Bligh cho biết họ sẽ tiếp tục chống việc bán urani cho New Delhi. Ông Paul Howes - thư ký Nghiệp đoàn Công nhân Australia - thậm chí chỉ trích quan điểm của bà Gillard giống “sự liên kết chiến tranh Lạnh”.
Đảng Xanh tuyên bố hầu hết người dân Australia đều “bàng hoàng”’ khi bà Gillard thay đổi quan điểm. Thượng nghị sỹ Bob Brown, lãnh đạo Đảng Xanh, cho hay việc Australia muốn bán uranium cho Ấn Độ là nguy hiểm vì chắc chắn Ấn Độ sẽ sử dụng nó để chế tạo vũ khí nguyên tử.
Trong bối cảnh khu vực châu Á có dấu hiệu chạy đua vũ trang, Tổ chức Bảo tồn Australia cũng lo ngại việc Ấn Độ muốn tiếp cận nguồn uranium của nước ngoài để dành nguồn uranium trong nước vào việc sản xuất vũ khí hạt nhân.
Ấn Độ, Mỹ hài lòng
Hôm 15/11, tại Ấn Độ, Ngoại trưởng Ấn Độ Krishna đã lên tiếng hoan nghênh sự thay đổi chính sách của chính quyền Thủ tướng Julia Gillard.
Phát biểu trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Australia Kevin Rudd tại Bangalore, ông Krishna nói: ”Năng lượng là lĩnh vực quan trọng trong hợp tác song phương. Chúng tôi hiểu rằng đề xuất tìm kiếm sự thay đổi chính sách của bà Gillard… là sự thừa nhận nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của Ấn Độ, công nhận hồ sơ “không tì vết” về việc không phổ biến vũ khí hạt nhân của chúng tôi, và khẳng định mối quan hệ chiến lược giữa hai nước. Ấn Độ hoan nghênh sáng kiến này”.
Từ trước tới nay, New Delhi nhiều lần đòi hỏi Australia dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu uranium sang Ấn Độ, chỉ ra rằng năng lượng hạt nhân có thể là một biện pháp thân thiện với môi trường để giúp đáp ứng những nhu cầu khổng lồ về điện của một quốc gia đang tìm cách đưa hàng trăm triệu người thoát khỏi nghèo khổ.
Trước những thắc mắc về thời điểm công bố ý định trùng với chuyến công du Australia của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Australia Julia Gillard cho biết đây là quyết định của riêng mình. Tuy nhiên, tờ The Australian tiết lộ rằng nhiều tháng qua, các quan chức Australia và Mỹ đã thực hiện nhiều cuộc thảo luận chiến lược về Ấn Độ và khu vực Ấn Độ Dương.
Mỹ dưới thời ông Obama đang theo đuổi mối quan hệ chặt chẽ hơn với Ấn Độ và coi Australia là một phần không thể thiếu trong chiến lược đó. Gần đây, Ngoại trưởng Hillary Clinton khẳng định quan hệ Mỹ - Australia đã chuyển dịch từ “đồng minh châu Á - Thái Bình Dương sang đồng minh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”.
Mỹ đang tái cơ cấu các bộ chỉ huy quân sự, cho phép Bộ chỉ huy ở Thái Bình Dương mở rộng phạm vi hoạt động, không chỉ chịu trách nhiệm tại khu vực này mà còn ở cả Ấn Độ Dương. Động thái này phù hợp với quan điểm gần đây của các quan chức Australia rằng Mỹ cần xem xét Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương như một khu vực hoạt động hợp nhất.
Đáp lại, Mỹ thúc giục Australia can dự sâu rộng hơn với Ấn Độ. Nhưng để có được điều ấy, Australia cần bãi bỏ lệnh cấm bán uranium cho New Delhi. Thảo luận xung quanh vấn đề uranium đã được đề cập tại một số diễn đàn, trong đó có Hội nghị cấp bộ trưởng Ngoại giao - Quốc phòng Australia - Mỹ (AUSMIN) và Nhóm công tác chung giữa hai nước nhằm xem xét việc tái bố trí lực lượng toàn cầu của Mỹ.
Hôm 16/11, Tổng thống Obama bắt đầu chuyến thăm Australia. Các nhà phân tích chính trị cho rằng, ông sẽ ủng hộ lập trường bán uranium cho Ấn Độ của Thủ tướng Julia Gillard, bởi Washington vốn có quan điểm rằng lệnh cấm xuất khẩu uranium sang Ấn Độ của Australia gây cản trở cho việc phát triển một hiệp định kinh tế và an ninh của tam giác Mỹ - Australia - Ấn Độ.
V.Giang (theo ABC, The Australian)
Thay đổi lập trường
Hôm 15/11, Thủ tướng Julia Gillard đánh tín hiệu rằng bà có thể sử dụng Đại hội toàn quốc của Công Đảng cầm quyền để tìm kiếm sự đồng thuận nhằm chấm dứt lệnh cấm xuất khẩu uranium cho New Delhi. Lệnh cấm này được áp đặt từ thời cựu Thủ tướng Kevin Rudd vào năm 2008, với lý do Ấn Độ chưa tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Một số nhà quan sát nhận định, Ấn Độ không ký NPT vì muốn sở hữu vũ khí nguyên tử, trong bối cảnh nước láng giềng Pakistan đã có vũ khí hạt nhân.
Thủ tướng Australia Julia Gillard cho rằng, bán uranium cho Ấn Độ vì mục đích hòa bình có thể giúp thúc đẩy nền kinh tế Australia, tạo thêm việc làm và củng cố mối quan hệ giữa Canberra và New Delhi. Bà Gillard cũng nhắc lại Hiệp định hạt nhân dân sự Mỹ - Ấn Độ năm 2008, được coi là cột mốc bãi bỏ “lệnh cấm không chính thức của quốc tế” về việc bán uranium cho Ấn Độ.
Thủ tướng Australia Gillard (phải) và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh. Ảnh:SMH |
Quyết định “mở cửa” khả năng bán uranium sang Ấn Độ của bà Julia Gillard lập tức nhận được sự ủng hộ của ngành công nghiệp khai khoáng đang trỗi dậy mạnh mẽ tại Australia. Nhưng nó cũng một lần nữa cho thấy quan điểm chia rẽ giữa cánh tả và cánh hữu Công Đảng trong Quốc hội.
Một số thành viên cánh hữu của Công Đảng đang thúc đẩy cuộc tranh luận cấp liên bang về năng lượng hạt nhân và thương mại uranium. Nội bộ Công Đảng đã có những ý kiến ủng hộ Thủ tướng Gillard, gồm Bộ trưởng Tài nguyên, Quốc phòng và Ngoại giao. Thủ hiến Nam Australia, Tây Australia và bang New South Wales đều ủng lập trường mới của bà Gillard.
Bộ trưởng Tài nguyên Ferguson cho rằng, quan điểm của cộng đồng quốc tế đối với Ấn Độ đã thay đổi đáng kể sau khi Nhóm các quốc gia cung cấp hạt nhân do Mỹ dẫn đầu quyết định bán uranium cho Ấn Độ vào năm 2007. Trong khi đó, với các chính sách hiện hành lỗi thời, Australia vẫn chưa thể bán uranium cho thị trường dồi dào với dân số hơn 1 tỷ người này.
Chính sách từ chối bán uranium cho Ấn Độ thể hiện sự thiếu tin tưởng của Canberra đối với New Delhi. Chính điều này ngăn cản hợp tác giữa Australia và Ấn Độ trong nhiều lĩnh vực như thuế quan, quốc phòng, chống ma túy, khủng bố quốc tế…
“Đã tới lúc Australia phải bình thường hóa mọi việc với Ấn Độ. Ấn Độ là quốc gia có trách nhiệm và chính phủ nước này muốn giúp người dân thoát khỏi nghèo đói” - Bộ trưởng Ferguson nói.
Tuy nhiên, ông Ferguson lưu ý rằng Ấn Độ vẫn cần thương lượng với Australia về những chi tiết liên quan tới việc sử dụng an toàn uranium, theo đó, uranium chỉ được dùng vào mục đích sản xuất năng lượng.
Trong khi đó, những người cánh tả Công Đảng và Đảng Xanh tỏ ra giận dữ đối với sự thay đổi trong chính sách hạt nhân, cho rằng việc xuất khẩu urani sang Ấn Độ có thể giúp New Delhi dễ dàng sử dụng nguyên liệu này vào chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân. Thượng nghị sỹ Doug Cameron, Thủ hiến Queensland Anna Bligh cho biết họ sẽ tiếp tục chống việc bán urani cho New Delhi. Ông Paul Howes - thư ký Nghiệp đoàn Công nhân Australia - thậm chí chỉ trích quan điểm của bà Gillard giống “sự liên kết chiến tranh Lạnh”.
Đảng Xanh tuyên bố hầu hết người dân Australia đều “bàng hoàng”’ khi bà Gillard thay đổi quan điểm. Thượng nghị sỹ Bob Brown, lãnh đạo Đảng Xanh, cho hay việc Australia muốn bán uranium cho Ấn Độ là nguy hiểm vì chắc chắn Ấn Độ sẽ sử dụng nó để chế tạo vũ khí nguyên tử.
Trong bối cảnh khu vực châu Á có dấu hiệu chạy đua vũ trang, Tổ chức Bảo tồn Australia cũng lo ngại việc Ấn Độ muốn tiếp cận nguồn uranium của nước ngoài để dành nguồn uranium trong nước vào việc sản xuất vũ khí hạt nhân.
Ấn Độ, Mỹ hài lòng
Hôm 15/11, tại Ấn Độ, Ngoại trưởng Ấn Độ Krishna đã lên tiếng hoan nghênh sự thay đổi chính sách của chính quyền Thủ tướng Julia Gillard.
Mỹ, Australia mở cửa vào Ấn Độ Dương. Ảnh: Asia Finest |
Phát biểu trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Australia Kevin Rudd tại Bangalore, ông Krishna nói: ”Năng lượng là lĩnh vực quan trọng trong hợp tác song phương. Chúng tôi hiểu rằng đề xuất tìm kiếm sự thay đổi chính sách của bà Gillard… là sự thừa nhận nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của Ấn Độ, công nhận hồ sơ “không tì vết” về việc không phổ biến vũ khí hạt nhân của chúng tôi, và khẳng định mối quan hệ chiến lược giữa hai nước. Ấn Độ hoan nghênh sáng kiến này”.
Từ trước tới nay, New Delhi nhiều lần đòi hỏi Australia dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu uranium sang Ấn Độ, chỉ ra rằng năng lượng hạt nhân có thể là một biện pháp thân thiện với môi trường để giúp đáp ứng những nhu cầu khổng lồ về điện của một quốc gia đang tìm cách đưa hàng trăm triệu người thoát khỏi nghèo khổ.
Trước những thắc mắc về thời điểm công bố ý định trùng với chuyến công du Australia của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Australia Julia Gillard cho biết đây là quyết định của riêng mình. Tuy nhiên, tờ The Australian tiết lộ rằng nhiều tháng qua, các quan chức Australia và Mỹ đã thực hiện nhiều cuộc thảo luận chiến lược về Ấn Độ và khu vực Ấn Độ Dương.
Mỹ dưới thời ông Obama đang theo đuổi mối quan hệ chặt chẽ hơn với Ấn Độ và coi Australia là một phần không thể thiếu trong chiến lược đó. Gần đây, Ngoại trưởng Hillary Clinton khẳng định quan hệ Mỹ - Australia đã chuyển dịch từ “đồng minh châu Á - Thái Bình Dương sang đồng minh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”.
Mỹ đang tái cơ cấu các bộ chỉ huy quân sự, cho phép Bộ chỉ huy ở Thái Bình Dương mở rộng phạm vi hoạt động, không chỉ chịu trách nhiệm tại khu vực này mà còn ở cả Ấn Độ Dương. Động thái này phù hợp với quan điểm gần đây của các quan chức Australia rằng Mỹ cần xem xét Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương như một khu vực hoạt động hợp nhất.
Đáp lại, Mỹ thúc giục Australia can dự sâu rộng hơn với Ấn Độ. Nhưng để có được điều ấy, Australia cần bãi bỏ lệnh cấm bán uranium cho New Delhi. Thảo luận xung quanh vấn đề uranium đã được đề cập tại một số diễn đàn, trong đó có Hội nghị cấp bộ trưởng Ngoại giao - Quốc phòng Australia - Mỹ (AUSMIN) và Nhóm công tác chung giữa hai nước nhằm xem xét việc tái bố trí lực lượng toàn cầu của Mỹ.
Hôm 16/11, Tổng thống Obama bắt đầu chuyến thăm Australia. Các nhà phân tích chính trị cho rằng, ông sẽ ủng hộ lập trường bán uranium cho Ấn Độ của Thủ tướng Julia Gillard, bởi Washington vốn có quan điểm rằng lệnh cấm xuất khẩu uranium sang Ấn Độ của Australia gây cản trở cho việc phát triển một hiệp định kinh tế và an ninh của tam giác Mỹ - Australia - Ấn Độ.
V.Giang (theo ABC, The Australian)