Ủy ban thương mại liên bang cho biết đang điều tra scandal của Facebook sau hàng loạt bài viết trên các trang báo lớn lên án mạng xã hội này "bán đứng" người dùng.
Theo AP, Ủy ban thương mại liên bang Mỹ (FTC) xác nhận đang điều tra Facebook, sau vụ bê bối về quyền riêng tư của người dùng xã hội này, ảnh hưởng đến nhận thức chính trị của hàng chục triệu người.
Giá cổ phiếu của Facebook sụt giảm 5% sau khi FTC xác nhận đang điều tra về vụ việc. Tính đến nay, cổ phiếu của mạng xã hội lớn nhất thế giới đã bị thổi bay 13% giá trị (tương đương 75 tỷ USD vốn hóa) kể từ lúc vụ việc bị lôi ra ánh sáng. Bản thân Mark Zuckerberg cũng mất 10 tỷ USD, xuống còn 64,1 tỷ USD.
Giá cổ phiếu của Facebook đang lao dốc. |
"FTC đã xem xét cẩn trọng những bài báo gần đây, nêu lên những nguy cơ về quyền riêng tư trên Facebook. Hôm nay, FTC xác nhận rằng đã có một cuộc điều tra kín về vụ việc", trích thông cáo từ Ủy ban thương mại liên bang Mỹ.
"Chúng tôi cam đoan bảo vệ thông tin của người dùng. Chúng tôi cầu thị trong việc trả lời những câu hỏi từ FTC", Rob Sherman, Phó Giám đốc phụ trách Bảo mật của Facebook, nói với CNBC.
"Quy định về đồng ý" buộc Facebook phải thông báo cho người dùng, đồng thời là nhận được sự đồng ý rõ ràng trước khi Facebook chia sẻ thông tin cá nhân vượt quá những cài đặt về mức độ riêng tư của người dùng.
Theo CNBC, mỗi trường hợp vi phạm, Facebook có thể bị phạt đến 40.000 USD. Nếu nhân với con số 50 triệu người dùng bị ảnh hưởng, mức phạt mà Facebook phải gánh chịu (trên lý thuyết) có thể lên đến 2.000 tỷ USD, một con số khổng lồ và phi thực tế.
CEO Facebook gửi lời xin lỗi người dùng vì sự cố để lộ thông tin của 50 triệu khách hàng. |
Trước đó, CEO Facebook cũng xuất hiện trên CNN và The New York Times để gửi lời xin lỗi đến người dùng vì sự cố để lộ thông tin của 50 triệu khách hàng. “Nếu không thể bảo vệ dữ liệu người dùng, chúng tôi không xứng đáng phục vụ các bạn”, CEO Facebook nói.
Cơn ác mộng của Mark Zuckerberg bắt đầu vào cuối tuần trước, khi các báo lớn như CNN, The New York Times đăng tin Facebook để lộ dữ liệu cá nhân cho một nhà phát triển. Sau đó, người này bán lại dữ liệu cho Cambridge Analytica - công ty làm việc cho chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ hồi năm 2016 của ông Donald Trump. Tổ chức này cũng bị cho có liên quan đến Brexit ở Anh.
Từ những dữ liệu có được nhờ Facebook, Cambridge Analytica đã "đầu độc chính trị" hàng chục triệu người dùng, đe dọa đến nền dân chủ Mỹ.
Theo Zing
Cách ngăn chặn Facebook ghi lại cuộc gọi và tin nhắn người dùng
Người sử dụng Facebook vừa choáng váng nhận ra rằng, mạng xã hội lớn nhất hành tinh không chỉ thu thập thông tin bài viết và các lượt 'Like' mà nó còn ghi lại tất cả các cuộc gọi và tin nhắn.
Nhiều công ty lớn rút quảng cáo trên Facebook
Ít nhất ba công ty là Sonos, Commerzbank (CRZBF) và Mozilla đã rút các quảng cáo trên Facebook sau khi vụ bê bối dữ liệu người dùng trên mạng xã hội này bị phanh phui.
CEO Facebook chính thức xin lỗi trên các báo lớn Anh, Mỹ
Mark Zuckerberg, người sáng lập mạng xã hội lớn nhất thế giới, đã thuê quảng cáo nguyên trang trên các báo Anh để xin lỗi về bê bối liên quan tới an ninh của Facebook.