- Những mảnh của một ống kính vạn hoa chiến lược mới tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương bắt đầu sắp xếp thành hàng khi các đồng minh và đối tác an ninh của Mỹ tìm cách đối phó Trung Quốc để nước này không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực nhằm đạt được các mục tiêu mở rộng của mình, đặc biệt ở Biển Đông.
Nhóm lính thủy đánh bộ Mỹ đầu tiên đã tới Australia. Họ nằm trong số lực lượng lên tới 2.500 quân sẽ triển khai đến châu Đại Dương theo một thỏa thuận tháng 11 giữa lãnh đạo hai nước.
Singapore đang xúc tiến kế hoạch triển khai tàu tuần duyên (LCS) của Mỹ. Trong cuộc gặp ngày 4/4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và người đồng nhiệm Singapore Ng Eng Hen đã thảo luận về hợp tác an ninh ở châu Á -Thái Bình Dương.
Theo Lầu Năm Góc, hai bộ trưởng đã nhấn mạnh rằng "sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ tại châu Á -Thái Bình Dương củng cố sự ổn định và an ninh trong khu vực". Hai bên thảo luận về việc đề xuất Mỹ triển khai bốn LCS tại Singapore. Lầu Năm Góc tuyên bố các tàu chiến tiên tiến này sẽ được triển khai luân phiên và sẽ không đóng tại Singapore. Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định, việc triển khai LCS phát đi tín hiệu về "cam kết của Mỹ đối với khu vực và tăng cường năng lực đào tạo và can dự với các đối khác trong khu vực".
Singapore đang xúc tiến kế hoạch triển khai tàu tuần duyên (LCS) của Mỹ. Trong cuộc gặp ngày 4/4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và người đồng nhiệm Singapore Ng Eng Hen đã thảo luận về hợp tác an ninh ở châu Á -Thái Bình Dương.
Theo Lầu Năm Góc, hai bộ trưởng đã nhấn mạnh rằng "sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ tại châu Á -Thái Bình Dương củng cố sự ổn định và an ninh trong khu vực". Hai bên thảo luận về việc đề xuất Mỹ triển khai bốn LCS tại Singapore. Lầu Năm Góc tuyên bố các tàu chiến tiên tiến này sẽ được triển khai luân phiên và sẽ không đóng tại Singapore. Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định, việc triển khai LCS phát đi tín hiệu về "cam kết của Mỹ đối với khu vực và tăng cường năng lực đào tạo và can dự với các đối khác trong khu vực".
Ảnh: AP |
Và, đồng minh Philippines của Mỹ cũng đang thương thảo với Washington về khả năng tăng cường các cuộc diễn tập hai bên tại Philippines cũng như gia tăng sự tiếp cận của hải quân Mỹ với các cảng ở quốc gia Đông Nam Á này.
Một số nước khác trong khu vực cũng đang thúc đẩy các khả năng quân sự để bảo vệ lợi ích hàng hải của mình.
Lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ luân phiên nhau tới các căn cứ ở phía bắc Australia cho mục tiêu đào tạo và diễn tập, nhấn mạnh những gì mà Tổng thống Mỹ Barack Obama từng tuyên bố rằng, Mỹ quyết tâm đóng một vai trò lớn hơn và lâu dài trong việc định hình khu vực và tương lai của nó, bất chấp việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng.
Vòng cung quân sự
Gần đây, tại Hàn Quốc, ông Obama đã lần nữa khẳng định rằng, việc giảm bớt ngân sách quân sự sẽ không bao gồm phạm vi châu Á - Thái Bình Dương. “Các lực lượng vũ trang Mỹ đang sẵn sàng ở lại để đối phó toàn diện với những mối đe dọa và sự việc bất ngờ”, ông nói.
Nhật Bản và Mỹ dự kiến sẽ hoàn tất thỏa thuận vào cuối tháng này về việc di chuyển 4.700 lính thủy đánh bộ Mỹ từ đảo Okinawa của Nhật tới Guam, một căn cứ quân sự chủ chốt của Mỹ ở tây Thái Bình Dương.
Tờ Yomiuri Shimbun thông tin rằng, cách bố trí lực lượng mới này sẽ chia đơn vị chỉ huy lính thủy đánh bộ, lực lượng mặt đất, các đơn vị không quân và hậu cần vào một vòng cung các căn cứ hình thành một sườn dọc theo vùng ven biển phía đông của Trung Quốc.
Lính thủy đánh bộ là mũi nhọn của quân đội Mỹ đã được triển khai ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Yomiuri nói việc trải rộng lực lượng khắp khu vực là để khiến cho bất kỳ vụ tấn công nước ngoài nào vào các căn cứ của họ trở nên khó khăn hơn, cũng còn là để đối phó với sức mạnh quân sự đang trỗi dậy của Trung Quốc và chuẩn bị tốt hơn cho việc đối phó thảm họa, hỗ trợ nhân đạo trong tương lai.
Mỹ cũng đang sắp xếp lại lực lượng ở tây Thái Bình Dương nhằm tập trung nhiều hơn vào việc duy trì ổn định ở Đông Nam Á và bảo vệ các tuyến đường vận chuyển hàng hóa cũng như năng lượng thông qua Ấn Độ Dương tới các nền kinh tế Đông Á - khu vực đang dẫn dắt tăng trưởng toàn cầu.
Trung Quốc cũng biểu lộ rằng, họ muốn hạn chế các hoạt động quân sự nước ngoài ở những khu vực rộng lớn của Biển Đông, cảnh báo Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước trong khu vực phụ thuộc vào tự do hàng hải. Phần lớn thương mại của Australia kể cả việc nhập khẩu năng lượng tối quan trọng đều đi qua Biển Đông và giống như Mỹ, Nhật Bản chỉ có thể cung cấp sự hỗ trợ toàn diện cho các đối tác an ninh ở châu Á nếu như không bị hạn chế tiếp cận với các vùng biển quốc.
Cùng với sự hiện diện mới của Mỹ, Australia sẽ tăng cường sự tiếp cận của Mỹ với các sân bay quân sự ở phía bắc Australia và căn cửa hải quân chính của họ ở Ấn Độ Dương gần Perth. Về dài hạn, họ có thể cho phép Mỹ sử dụng một sân bay đã nâng cấp trên vùng lãnh thổ quần đảo Cocos và Keeling ở Ấn Độ Dương nhằm phục vụ cho các chuyến bay do thám hàng hải tầm xa bằng máy bay không người lái.
Mặc dù cả Mỹ và Australia đều thận trọng để tránh việc hiểu rằng việc tăng cường hợp tác an ninh của họ là nhằm đối phó với Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh vẫn xem đây là một phần chiến lược ngăn chặn khu vực. Tờ Nhật báo Trung Quốc ngày 29/3 nêu: "Căn cứ mới (trên quần đảo Cocos) sắp tới sẽ cho phép Mỹ thực hiện các chuyến bay do thám ở Biển Đông”.
Mục tiêu Trung Quốc
Trung Quốc có mục tiêu rõ ràng là giành ưu thế ở “các vùng biển gần” gồm Hoàng Hải, Hoa Đông và Biển Đông - biến chúng trở thành vùng đệm an ninh mở rộng để bảo vệ Trung Quốc đại lục và cho phép nước này khai thác các nguồn cá cùng các tài nguyên dưới đáy biển rất giá trị gồm dầu, khí tự nhiên và khoáng sản.
Ba vùng biển này đều là nơi tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và tuyên bố hàng hải giữa Trung Quốc với những nước láng giềng.
Tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông tới nay là rộng lớn nhất. Bắc Kinh khẳng định chủ quyền với các quần đảo tranh chấp chính cũng như vùng nước xung quanh và đáy biển. Họ cũng tuyên bố các hình thức thẩm quyền khác bao trùm khoảng 80% vùng biển này.
Cơ quan lập bản đồ của Trung Quốc gần đây cho biết sẽ làm rõ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong khi đó, một tập đoàn nhà nước dẫn đầu trong lĩnh vực thăm dò và tìm kiếm dầu khí thì tuyên bố, nguồn tài nguyên nước sâu sẽ thúc đẩy tăng trưởng của tập đoàn về trung và dài hạn.
Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) bản tiếng Anh ngày 27/3 đã dẫn lời Trương Vân Lĩnh, giám đốc Viện Nghiên cứu quốc tế thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc: "Đa số các vùng biển tranh chấp đã vượt quá tầm tay của chúng tôi vì chúng tôi hiếm khi đặt tuyên bố chủ quyền của mình vào hành động. Bằng việc vẽ một bản đồ, đất nước có thể củng cố tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và có những hành động xa hơn như khai thác nguồn tài nguyên gần quần đảo Nam Sa”, ông Trương nói. (Trung Quốc gọi Biển Đông là Biển Nam Trung Hoa, gọi hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là Tây Sa, Nam Sa - ND).
Thái An (theo Japantimes)
Một số nước khác trong khu vực cũng đang thúc đẩy các khả năng quân sự để bảo vệ lợi ích hàng hải của mình.
Lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ luân phiên nhau tới các căn cứ ở phía bắc Australia cho mục tiêu đào tạo và diễn tập, nhấn mạnh những gì mà Tổng thống Mỹ Barack Obama từng tuyên bố rằng, Mỹ quyết tâm đóng một vai trò lớn hơn và lâu dài trong việc định hình khu vực và tương lai của nó, bất chấp việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng.
Vòng cung quân sự
Gần đây, tại Hàn Quốc, ông Obama đã lần nữa khẳng định rằng, việc giảm bớt ngân sách quân sự sẽ không bao gồm phạm vi châu Á - Thái Bình Dương. “Các lực lượng vũ trang Mỹ đang sẵn sàng ở lại để đối phó toàn diện với những mối đe dọa và sự việc bất ngờ”, ông nói.
Nhật Bản và Mỹ dự kiến sẽ hoàn tất thỏa thuận vào cuối tháng này về việc di chuyển 4.700 lính thủy đánh bộ Mỹ từ đảo Okinawa của Nhật tới Guam, một căn cứ quân sự chủ chốt của Mỹ ở tây Thái Bình Dương.
Tờ Yomiuri Shimbun thông tin rằng, cách bố trí lực lượng mới này sẽ chia đơn vị chỉ huy lính thủy đánh bộ, lực lượng mặt đất, các đơn vị không quân và hậu cần vào một vòng cung các căn cứ hình thành một sườn dọc theo vùng ven biển phía đông của Trung Quốc.
Lính thủy đánh bộ là mũi nhọn của quân đội Mỹ đã được triển khai ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Yomiuri nói việc trải rộng lực lượng khắp khu vực là để khiến cho bất kỳ vụ tấn công nước ngoài nào vào các căn cứ của họ trở nên khó khăn hơn, cũng còn là để đối phó với sức mạnh quân sự đang trỗi dậy của Trung Quốc và chuẩn bị tốt hơn cho việc đối phó thảm họa, hỗ trợ nhân đạo trong tương lai.
Mỹ cũng đang sắp xếp lại lực lượng ở tây Thái Bình Dương nhằm tập trung nhiều hơn vào việc duy trì ổn định ở Đông Nam Á và bảo vệ các tuyến đường vận chuyển hàng hóa cũng như năng lượng thông qua Ấn Độ Dương tới các nền kinh tế Đông Á - khu vực đang dẫn dắt tăng trưởng toàn cầu.
Trung Quốc cũng biểu lộ rằng, họ muốn hạn chế các hoạt động quân sự nước ngoài ở những khu vực rộng lớn của Biển Đông, cảnh báo Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước trong khu vực phụ thuộc vào tự do hàng hải. Phần lớn thương mại của Australia kể cả việc nhập khẩu năng lượng tối quan trọng đều đi qua Biển Đông và giống như Mỹ, Nhật Bản chỉ có thể cung cấp sự hỗ trợ toàn diện cho các đối tác an ninh ở châu Á nếu như không bị hạn chế tiếp cận với các vùng biển quốc.
Cùng với sự hiện diện mới của Mỹ, Australia sẽ tăng cường sự tiếp cận của Mỹ với các sân bay quân sự ở phía bắc Australia và căn cửa hải quân chính của họ ở Ấn Độ Dương gần Perth. Về dài hạn, họ có thể cho phép Mỹ sử dụng một sân bay đã nâng cấp trên vùng lãnh thổ quần đảo Cocos và Keeling ở Ấn Độ Dương nhằm phục vụ cho các chuyến bay do thám hàng hải tầm xa bằng máy bay không người lái.
Mặc dù cả Mỹ và Australia đều thận trọng để tránh việc hiểu rằng việc tăng cường hợp tác an ninh của họ là nhằm đối phó với Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh vẫn xem đây là một phần chiến lược ngăn chặn khu vực. Tờ Nhật báo Trung Quốc ngày 29/3 nêu: "Căn cứ mới (trên quần đảo Cocos) sắp tới sẽ cho phép Mỹ thực hiện các chuyến bay do thám ở Biển Đông”.
Mục tiêu Trung Quốc
Trung Quốc có mục tiêu rõ ràng là giành ưu thế ở “các vùng biển gần” gồm Hoàng Hải, Hoa Đông và Biển Đông - biến chúng trở thành vùng đệm an ninh mở rộng để bảo vệ Trung Quốc đại lục và cho phép nước này khai thác các nguồn cá cùng các tài nguyên dưới đáy biển rất giá trị gồm dầu, khí tự nhiên và khoáng sản.
Ba vùng biển này đều là nơi tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và tuyên bố hàng hải giữa Trung Quốc với những nước láng giềng.
Tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông tới nay là rộng lớn nhất. Bắc Kinh khẳng định chủ quyền với các quần đảo tranh chấp chính cũng như vùng nước xung quanh và đáy biển. Họ cũng tuyên bố các hình thức thẩm quyền khác bao trùm khoảng 80% vùng biển này.
Cơ quan lập bản đồ của Trung Quốc gần đây cho biết sẽ làm rõ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong khi đó, một tập đoàn nhà nước dẫn đầu trong lĩnh vực thăm dò và tìm kiếm dầu khí thì tuyên bố, nguồn tài nguyên nước sâu sẽ thúc đẩy tăng trưởng của tập đoàn về trung và dài hạn.
Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) bản tiếng Anh ngày 27/3 đã dẫn lời Trương Vân Lĩnh, giám đốc Viện Nghiên cứu quốc tế thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc: "Đa số các vùng biển tranh chấp đã vượt quá tầm tay của chúng tôi vì chúng tôi hiếm khi đặt tuyên bố chủ quyền của mình vào hành động. Bằng việc vẽ một bản đồ, đất nước có thể củng cố tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và có những hành động xa hơn như khai thác nguồn tài nguyên gần quần đảo Nam Sa”, ông Trương nói. (Trung Quốc gọi Biển Đông là Biển Nam Trung Hoa, gọi hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là Tây Sa, Nam Sa - ND).
Thái An (theo Japantimes)