Có thể nói năm 2010 là một năm đầy khó khăn với hàng loạt thảm họa thiên nhiên thảm khốc cũng như sự cố nghiêm trọng do con người gây ra. Dù xảy ra vì nguyên nhân gì đi nữa thì những thảm họa này đã để lại những hậu quả to lớn và lâu dài cho môi trường sống của con người và các loài sinh vật khác.
Sự cố tràn dầu Deepwater Horizon
Đây là một trong những thảm họa môi trường tồi tệ nhất trong năm 2010 và trong lịch sử ngành dầu khí. Vịnh Mexico đã bị ngập trong hơn 185 triệu galon dầu khi dàn khoan của công ty BP bị sự cố nổ vào hồi tháng 4. Cho đến nay, tác hại của sự cố này vẫn đang ảnh hưởng nặng nề lên các quần thể thực và động vật ở khu vực này cũng như các vùng lân cận; cuộc sống của người dân vốn phụ thuộc vào các hoạt động khai thác thủy hải sản cũng bị đình trệ, gây tổn thất nặng nề cho kinh tế địa phương.
Sự cố tràn bùn đỏ ở Hungary
Sự cố vỡ hồ chứa chất thải của một nhà máy sản xuất nhôm ở Ajka, Hungary hồi tháng 10 đã để lại hậu quả nghiêm trọng đến nỗi khó có thể đánh giá chính xác. Các tổn thất đối với hệ sinh thái còn khắc nghiệt hơn do các hóa chất đang được dùng để trung hòa độ kiềm của lũ bùn cũng độc hại không kém. Một số động vật và cây cối chết ngay lập tức, một số khác sẽ bị nhiễm độc về lâu dài khi các kim loại nặng trong bùn đỏ tích tụ trong cơ thể chúng. Bùn đỏ là sản phẩm phụ của quá trình tinh chế bauxite thành oxide nhôm, nguyên liệu cơ bản để sản xuất nhôm; nó chứa nhiều chất vô cùng độc hại như chì, chrome và thạch tín; gây tổn hại cho tóc, da, mắt cũng như những cơ quan nội tạng như gan, thận, đồng thời có khả năng gây ung thư.
Những đợt nắng nóng khủng khiếp ở Nga
Đợt nắng nóng bất thường xảy ra hồi tháng 6 là đợt nóng dữ dội nhất mà nước này từng trải qua trong vòng 130 năm qua. Nhiệt độ nhiều nơi lên đến 44 độ C đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân và làm thiệt hại nặng cho nền nông nghiệp nước này. Thủ tướng Medvedev cảnh báo “Đã đến lúc chúng ta thay đổi cách thức làm việc, thay đổi các thói quen và phương pháp làm việc vốn đã quen thuộc lâu nay.”
Lũ lụt ở Pakistan
Theo các thống kê của Liên Hiệp Quốc, trận lũ lụt kinh hoàng ở Pakistan hồi tháng 7 vượt mọi kỷ lục thiệt hại do thiên tai. Có ít nhất 2000 người thiệt mạng và hơn 722.000 căn nhà bị hư hỏng nặng nề hoặc phá hủy hoàn toàn, hơn 20 triệu người bị ảnh hưởng trên diện tích hơn 160.000 km2 (chiếm gần 1/5 diện tích của Pakistan). Mức độ ảnh hưởng của thảm họa này còn lớn hơn tổng thiệt hại của 3 đợt thiên tai sóng thần Ấn Độ Dương 2004, động đất Kashmir 2005 và động đất Haiti 2010 cộng lại.
San hô bị tẩy trắng và chết hàng loạt ở vùng biển Đông Nam Á
Nguyên nhân của tình trạng này là do nước biển ấm lên bất thường trong một thời gian dài. Hiện tượng này đã làm hư hại các vỉa đá từ Indonesia cho đến quần đảo Seychelles, và cũng đã tác động đến các vỉa san hô ở Thái Lan, Malaysia, Philippines và Sri Lanka. Hậu quả có thể là việc mất đi các chủng loài cá và san hô, gây thiệt hại cho ngành công nghiệp khai thác hải sản và ngành du lịch. Một nhà nghiên cứu cho biết hiện tượng san hô bị tẩy trắng và chết hàng loạt là hậu quả của sự nóng lên toàn cầu, và chỉ có thể được cứu vãn nếu chúng ta có các biện pháp cắt giảm lượng khí thải carbon trên toàn cầu.
“Sự cố” rò rỉ chất thải ở mỏ Zijin, Trung Quốc
Tập đoàn khai mỏ Zijin của Trung Quốc đã bị phạt đến 1,4 triệu USD (9,6 triệu NDT) vì để rò rỉ chất thải độc hại ra sông Đinh Giang ở tỉnh Phúc Kiến vào ngày 3/7. Vụ rò rỉ kéo dài gần 24 giờ nhưng không một cảnh báo nguy hiểm nào được phát đi. Tin tức về sự cố chỉ bắt đầu được thông báo vào 12/7 khi Tân Hoa Xã và báo chí địa phương đưa ra các bằng chứng cho thấy chính khu khai thác Zijinshan đã để rò rỉ ra sông loại nước thải có chứa axít đồng. Gần 2.000 tấn cá chết nổi đầy sông Đinh Giang đoạn chảy qua vùng đông nam tỉnh Phúc Kiến.
Cao Nguyên
Sự cố tràn dầu Deepwater Horizon
Đây là một trong những thảm họa môi trường tồi tệ nhất trong năm 2010 và trong lịch sử ngành dầu khí. Vịnh Mexico đã bị ngập trong hơn 185 triệu galon dầu khi dàn khoan của công ty BP bị sự cố nổ vào hồi tháng 4. Cho đến nay, tác hại của sự cố này vẫn đang ảnh hưởng nặng nề lên các quần thể thực và động vật ở khu vực này cũng như các vùng lân cận; cuộc sống của người dân vốn phụ thuộc vào các hoạt động khai thác thủy hải sản cũng bị đình trệ, gây tổn thất nặng nề cho kinh tế địa phương.
Sự cố tràn bùn đỏ ở Hungary
Sự cố vỡ hồ chứa chất thải của một nhà máy sản xuất nhôm ở Ajka, Hungary hồi tháng 10 đã để lại hậu quả nghiêm trọng đến nỗi khó có thể đánh giá chính xác. Các tổn thất đối với hệ sinh thái còn khắc nghiệt hơn do các hóa chất đang được dùng để trung hòa độ kiềm của lũ bùn cũng độc hại không kém. Một số động vật và cây cối chết ngay lập tức, một số khác sẽ bị nhiễm độc về lâu dài khi các kim loại nặng trong bùn đỏ tích tụ trong cơ thể chúng. Bùn đỏ là sản phẩm phụ của quá trình tinh chế bauxite thành oxide nhôm, nguyên liệu cơ bản để sản xuất nhôm; nó chứa nhiều chất vô cùng độc hại như chì, chrome và thạch tín; gây tổn hại cho tóc, da, mắt cũng như những cơ quan nội tạng như gan, thận, đồng thời có khả năng gây ung thư.
Những đợt nắng nóng khủng khiếp ở Nga
Đợt nắng nóng bất thường xảy ra hồi tháng 6 là đợt nóng dữ dội nhất mà nước này từng trải qua trong vòng 130 năm qua. Nhiệt độ nhiều nơi lên đến 44 độ C đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân và làm thiệt hại nặng cho nền nông nghiệp nước này. Thủ tướng Medvedev cảnh báo “Đã đến lúc chúng ta thay đổi cách thức làm việc, thay đổi các thói quen và phương pháp làm việc vốn đã quen thuộc lâu nay.”
Lũ lụt ở Pakistan
Theo các thống kê của Liên Hiệp Quốc, trận lũ lụt kinh hoàng ở Pakistan hồi tháng 7 vượt mọi kỷ lục thiệt hại do thiên tai. Có ít nhất 2000 người thiệt mạng và hơn 722.000 căn nhà bị hư hỏng nặng nề hoặc phá hủy hoàn toàn, hơn 20 triệu người bị ảnh hưởng trên diện tích hơn 160.000 km2 (chiếm gần 1/5 diện tích của Pakistan). Mức độ ảnh hưởng của thảm họa này còn lớn hơn tổng thiệt hại của 3 đợt thiên tai sóng thần Ấn Độ Dương 2004, động đất Kashmir 2005 và động đất Haiti 2010 cộng lại.
San hô bị tẩy trắng và chết hàng loạt ở vùng biển Đông Nam Á
Nguyên nhân của tình trạng này là do nước biển ấm lên bất thường trong một thời gian dài. Hiện tượng này đã làm hư hại các vỉa đá từ Indonesia cho đến quần đảo Seychelles, và cũng đã tác động đến các vỉa san hô ở Thái Lan, Malaysia, Philippines và Sri Lanka. Hậu quả có thể là việc mất đi các chủng loài cá và san hô, gây thiệt hại cho ngành công nghiệp khai thác hải sản và ngành du lịch. Một nhà nghiên cứu cho biết hiện tượng san hô bị tẩy trắng và chết hàng loạt là hậu quả của sự nóng lên toàn cầu, và chỉ có thể được cứu vãn nếu chúng ta có các biện pháp cắt giảm lượng khí thải carbon trên toàn cầu.
“Sự cố” rò rỉ chất thải ở mỏ Zijin, Trung Quốc
Tập đoàn khai mỏ Zijin của Trung Quốc đã bị phạt đến 1,4 triệu USD (9,6 triệu NDT) vì để rò rỉ chất thải độc hại ra sông Đinh Giang ở tỉnh Phúc Kiến vào ngày 3/7. Vụ rò rỉ kéo dài gần 24 giờ nhưng không một cảnh báo nguy hiểm nào được phát đi. Tin tức về sự cố chỉ bắt đầu được thông báo vào 12/7 khi Tân Hoa Xã và báo chí địa phương đưa ra các bằng chứng cho thấy chính khu khai thác Zijinshan đã để rò rỉ ra sông loại nước thải có chứa axít đồng. Gần 2.000 tấn cá chết nổi đầy sông Đinh Giang đoạn chảy qua vùng đông nam tỉnh Phúc Kiến.
Cao Nguyên