Để phát triển thuỷ sản theo hướng bền vũng, nhiều hộ nuôi đã mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng, đổi mới áp dụng tiến bộ KHKT nuôi tôm công nghệ cao đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế.

Với khả năng chống chịu bệnh cao, kỹ thuật nuôi đơn gian, thời gian nuôi ngắn cho năng suất hiệu quả kinh tế cao nên tôm thẻ chân trắng đươc người dân đặc biệt quan tâm phát triển với mức độ thâm canh ngày càng cao, hình thức nuôi ngày càng đa dạng, trở thành một trong những đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh.

anh bai 10.jpg
 Nam Định hiện có khoảng 150ha nuôi tôm công nghệ cao với gần 150 hộ tham gia, mô hình này đang giúp cho nghề nuôi tôm của tỉnh phát triển bền vững.

 Năm 2023 diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng là 1100ha, sản lượng ước đạt 4260 tấn, tăng hơn 6% so với năm 2022. Nhiều hộ nuôi đạt năng suất 10 tấn/ha, có hộ đạt 14-15 tấn/ha cho thu lãi từ 35o triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng/ha. Tuy nhiên quá trình nuôi độc canh và nuôi tăng vụ tôm thẻ chân trắng trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp đã bộ lộ nhiều hạn chế như tôm tăng trưởng kém, dễ nhiễm bệnh gây thiệt hại lớn cho người nuôi .

Do đó việc đưa tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là ứng dụng công nghệ cao trong nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng như nuôi tôm qua nhiều giai đoạn, nuôi tôm tuần  hoàn, áp dụng công nghệ 4.0, tăng cường sử dụng các loại chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi đã và đang được ứng dụng sâu rộng trong các vùng nuôi tập trung thực sự mang lại hiệu quả, nâng cao năng suất chất lượng rõ rệt, hiệu quả gấp 2-3 lần so với nuôi thông thường.

 Hiện  nay Chi cục Thủy sản tỉnh hàng năm tổ chức các lớp tập huấn, phối hợp với các đơn vị liên quan phổ biến tuyên truyền các tiến bộ khoa học, kỹ thuật nuôi mới, giúp cho bà con tiếp cận được nhanh gọn và hiệu quả.

 Gắn bó với nghề nuôi tôm từ năm 2012 với hình thức nuôi quảng canh rồi sang bán thâm canh và thâm canh. Năm 2020, anh Trần Văn Thủy ở xã Giao Phọng, huyện Giao Thủy đã mạnh dạn chuyển đổi  toàn bộ diện tích nuôi tôm sang mô hình nuôi tôm công nghệ cao. Trên diện tích gần 3ha, toàn bộ các ao nuôi tôm đều được xây dựng trong nhà với hệ thống mái che cố định phủ bạt, có thể chịu được thời tiết nắng mưa trong nhiều năm. Tất cả quy trình nuôi tôm đều xử lý nước và nuôi tôm khép kín trong nhà kính. Việc làm này sẽ giúp được nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm, kiểm soát được dao động giữa môi trường nước để con tôm khỏe hơn so với nuôi ở ngoài trời.

Hiện tại 30 ao nuôi tôm được làm bằng xi măng, có lót bạt và bố trí đường ống dẫn nước sạch vào và thải nước bẩn ra ngoài. Các ao đều được lắp đặt hệ thống máy quạt nước, hệ thống sủi bọt tạo ô xy giúp tôm sinh trưởng phát triển tốt. Mỗi vụ tôm hiện nay chỉ rút ngắn còn hơn 3 tháng, đặc biệt anh Thủy còn có thể nuôi tôm quanh năm từ mùa hè sang mùa đông, liên tục gối vụ với nhau. Hiện mỗi năm cơ sở của anh có khoảng 150 đến 250 tấn tôm thương phẩm cung cấp ra thị trường, đem lại doanh thu hàng chục tỷ đồng. 

Hiện nay các vùng nuôi tôm của tỉnh tập trung ở huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng đã đầu tư diện tích nuôi tôm công nghệ cao trong nhà màng, nhà lưới. Đây đang là lựa chọn phù hợp khắc phục được bất cập về khí hậu, môi trường nước. Theo các hộ nuôi tôm công nghiệp, trung bình đầu tư 1 ao nổi có mái che diện tích 500m2 chi phí từ 300 đến 400 triệu đồng tùy vật liệu sử dụng. Nếu cải tạo từ ao ngoài trời sang nuôi trong nhà màng nhà lưới, chi phí thấp hơn do tận dụng được nền ao có sẵn, giảm được công san lấp. Nuôi tôm thâm canh công nghệ cao nguồn nước cung cấp bảo đảm an toàn, kiếm soát dịch bệnh tốt, hệ thống mái che giúp điều hòa được nhiệt độ. Hiện nuôi tôm trong nhà màng nhà lưới, năng suất trung bình đạt 40 tấn/ha/vụ.

 Nam Định hiện có khoảng 150ha nuôi tôm công nghệ cao với gần 150 hộ tham gia, mô hình này đang giúp cho nghề nuôi tôm của tỉnh phát triển bền vững. Người nông dân dễ dàng ứng dụng được KHKT và chủ động được nguồn nước, phòng chống được dịch bệnh, tỉnh hiện có nhiều chính sách khuyến khích các hộ nông dân nuôi tôm công nghệ cao hoạt động tập trung trong những vùng đã được quy hoạch

 Theo kế hoạch phát triển ngành tôm Nam Định đến năm 2025 diện tích nuôi tôm nước lợ phấn đấu đạt trên 3500ha, sản lượng tôm nuôi đạt 8500 đến 9000 tấn. Việc ứng dụng khoa học công nghệ, tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm là những điều kiện quan trọng để nâng cao năng suất cho các vùng nuôi. Đây cũng là giải pháp để phát triển bền vững lĩnh vực nuôi trồng thủy sản của tỉnh.

 Thu Hiền