Báo cáo do Google, Temasek cùng với đối tác Bain & Company công bố cho thấy, Việt Nam cùng Indonesia là hai thị trường bứt phá trong xu hướng phát triển nền kinh tế số so với các quốc gia còn lại trong khu vực. Trong đó, nền kinh tế số tại Việt Nam đạt 12 tỷ USD năm 2019 và bứt phá lên 43 tỷ USD vào năm 2025, bao gồm các lĩnh vực: thương mại điện tử, du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến, và gọi xe công nghệ.

Với hai "đầu tàu" Hà Nội và TP.HCM nằm trong số 7 thành phố lớn phát triển nền kinh tế số của khu vực, Việt Nam trở thành thị trường đón nhận nguồn đầu tư đứng thứ 3 trong khu vực, với 600 triệu USD trong quãng thời gian từ 2018 đến nửa đầu 2019.

Số lượng các thương vụ đầu tư ít hơn nhưng giá trị cao hơn trong năm 2019. Một số thương vụ đầu tư vào MoMo, Sendo, Topica từ các nhà đầu tư quốc tế góp phần đưa Việt Nam trở thành điểm đến của các đầu tư.

{keywords}
Bùng nổ kinh tế số ở Việt Nam

Với tốc độ phát triển cao, nguồn vốn lớn.... kinh tế số đang hứa hẹn những DN tỷ USD và những tỷ phú USD tương lại của Việt Nam.

Năm 2019, Việt Nam sở hữu 61 triệu người dùng Internet, trung bình người Việt dành 3 giờ 12 phút sử dụng Internet trên thiết bị di động như điện thoại thông minh (smartphone), và theo tỷ lệ trung bình trong khu vực, việc sử dụng tập trung vào nhóm các ứng dụng mạng xã hội và truyền thông liên lạc (52%), ứng dụng xem video (20%) và game (11%), cùng các ứng dụng cho công việc.

Trong khi đó, nền kinh tế số của khu vực vừa đạt đền một cột mốc mới, chạm ngưỡng 100 tỷ USD lần đầu tiên vào năm nay, tăng 72 tỷ USD so với năm ngoái. Nền kinh tế số tại Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan tăng trưởng ở mức từ 20 đến 30% hàng năm.

Đông Nam Á đang tự định hình các xu hướng công nghệ. Khi nói đến các dịch vụ như ‘gọi xe công nghệ’ hay giao món ăn, khu vực ASEAN tăng trưởng nhanh hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới. Nhịp tăng trưởng đó còn tiếp tục khi thế hệ mới ngày càng lớn lên và ngày càng có nhiều người ngoài những thành phố lớn tiếp cận được Internet.

Đến năm 2025, nền kinh tế số khu vực sẽ tăng gấp 3, chạm mức 300 tỷ USD, rút ngắn khoảng cách với những thị trường phát triển hơn về tỷ lệ đóng góp vào GDP.

Hơn 150 triệu người dân Đông Nam Á đang mua những thứ họ cần qua mạng, và giá trị của ngành thương mại điện tử hiện tại đã đạt đến 35 tỷ USD so với chỉ 5 tỷ USD vào năm 2015, và đang trên đà chạm đến 150 tỷ USD vào năm 2025.

Ứng dụng  gọi xe công nghệ cũng đang tăng trưởng mạnh mẽ, với 40 triệu người gọi xe, đặt thức ăn và sử dụng các dịch vụ khác theo nhu cầu, so với chỉ 8 triệu người vào năm 2015.

Công nghệ giúp cho các dịch vụ tài chính trở nên dễ tiếp cận hơn với người dùng trong khu vực và được dự báo sẽ còn mở rộng hơn nữa để tiếp cận 300 triệu người dùng Đông Nam Á. Thanh toán kỹ thuật số đang có đủ điều kiện để tăng trưởng từ 600 triệu USD vào năm 2019 đến 1 nghìn tỷ USD vào năm 2025, chiếm một trên mỗi hai đôla chi tiêu trong khu vực.

Trong năm 2019, kinh tế toàn cầu đã tăng trưởng chậm lại với viễn cảnh vẫn chưa tươi sáng. Tuy nhiên, Đông Nam Á vẫn là một điểm sáng. Các dòng đầu tư vào khu vực này tiếp tục tăng ở một nhịp độ tốt, từ mức cao kỷ lục năm 2018.

Sáu tháng đầu năm 2019 chứng kiến các hãng Internet gọi vốn 7,6 tỷ USD, hơn khoảng 7% so với cùng kỳ năm 2018. Một khát vọng tăng trưởng ‘kỳ lân’ đã xuất hiện và tiếp tục tìm kiếm đầu tư giai đoạn kế tiếp để mở rộng hơn nữa. 

Ông Stephanie Davis, Giám đốc Quản lý của Google Đông Nam Á, cho biết, Đông Nam Á có nền kinh tế số vô cùng năng động Việc người dân sử dụng công nghệ kỹ thuật số để thực hiện hàng triệu tác vụ hằng ngày, dẫn đến một sự tăng trưởng chưa từng có của nền kinh tế số. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm để có thể hiện thực hóa tiềm năng phi thường của khu vực này.

Duy Anh