Việc thiếu đồng thuận về tình trạng mới của bán đảo Crưm đang khiến những người vẽ bản đồ trên khắp thế giới phải đau đầu.  

TIN BÀI LIÊN QUAN

{keywords}
Bản đồ Crưm trên Wikipedia bản tiếng Anh

Trang RBTH của Nga cho hay động thái cập nhật bản đồ Crưm của thư viện mở Wikipedia đã làm nổ ra tranh cãi trong nội bộ các biên tập viên của trang này trong vài ngày.

Ban đầu, Crưm được vẽ sáp nhập vào Liên bang Nga, sau đó lại trả lại về Ukraina, rồi cuối cùng lại được gộp vào Nga. Lần này, Crưm được tô màu xanh sáng để phân biệt với các vùng còn lại của Nga. 

Còn trên Bản đồ Google, Crưm vẫn thuộc Ukraina.  

Các website và các nhà xuất bản có rất nhiều phản ứng khác nhau trước vấn đề này. Chẳng hạn như Hội Địa lý Quốc gia Mỹ lại làm mếch lòng phương Tây khi tuyên bố các kế hoạch sửa đổi bản đồ ngay khi bán đảo Crưm chính thức sáp nhập vào Nga. 

{keywords}
Trên bản đồ Google, Crưm vẫn được cho là thuộc về Ukraina

Hội Địa lý Nga đưa ra tuyên bố ngay một ngay sau khi Crưm sáp nhập Nga, rằng bản đồ mới của Nga sẽ bao gồm hai chủ thể mới, là Cộng hòa Crưm và thành phố Sevastopol. 

Tuyên bố hôm 19/3, Hiệp hội Địa lý Quốc gia Mỹ cho biết việc vẽ bản đồ của họ được xác lập dựa trên ‘thực tiễn tình hình’, và do đó, Crưm sẽ được tô màu xám cùng với trung tâm hành chính Simferopol được thiết kế với biểu tượng đặc biệt. 

“Khi một khu vực đang bị tranh chấp, chính sách của chúng tôi là phản ánh rõ tình trạng đó trên bản đồ. Điều này không giả định cho việc công nhận tính hợp pháp của tình hình” – cơ quan của Mỹ tuyên bố. 

Các cơ quan vẽ bản đồ khác lại chọn cách cẩn trọng hơn.

Nhà xuất bản hàng đầu của Mỹ là Rand McNally không vội vàng vẽ lại đường biên giới trên bản đồ và atlas của mình.

Giám đốc Truyền thông của nhà xuất bản này cho hay: “Trong khi không thể bình luận về việc chúng tôi sẽ có kế hoạch vẽ bản đồ Crưm cụ thể như thế nào, chính sách của chúng tôi là nhấn mạnh các khu vực tranh cãi trên bản đồ nhưng không thay đổi đường biên giới thật sự cho tới khi nào Bộ Ngoại giao Mỹ chính thức xem xét”.

Nhà xuất bản Collins của Anh cũng chọn các tiếp cận thận trọng. Người phát ngôn của họ cho biết dù ‘Crưm vẫn được coi là thuộc về Ukraina’ trên bản đồ hiện hành, nhưng Collins đã ‘xem xét lại chính sách này trong bối cảnh các sự kiện gần đây’.

{keywords}

Công cụ tìm kiếm Yandex của Nga đưa ra giải pháp mang tính ngoại giao nhất cho các bên liên quan – bản đồ tiếng Nga của họ mô tả Crưm thuộc Nga, còn bản đồ cho người nói tiếng Ukraina lại coi bán đảo này vẫn thuộc Ukraina

Vậy tại sao vấn đề Crưm lại gây nhiều tranh cãi trong giới vẽ bản đồ? Trên thực tế, bất đồng trong việc thể hiện rõ nhất một vùng đất đang tranh chấp không phải là điều mới mẻ, và có rất nhiều ‘khu vực xám’ trên bản đồ thế giới. Việc vẽ bản đồ cho các khu vực này phụ thuộc nhiều vào cách mà khu vực đó đạt được tình trạng như hiện thời và mức độ các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc công nhận tình trạng đó.

Trở lại vấn đề Crưm, Wikipedia có câu trả lời khả dĩ cho các bên trung lập – bên cạnh bản đồ chính, họ còn có thêm hai bản đồ Nga nữa cho những người nói tiếng Anh: một bản đồ sau khi sáp nhập Crưm và bản đồ không có Crưm.

Tuy nhiên, có lẽ công cụ tìm kiếm Yandex của Nga là đưa ra giải pháp mang tính ngoại giao nhất cho các bên liên quan – bản đồ tiếng Nga của họ mô tả Crưm thuộc Nga, còn bản đồ cho người nói tiếng Ukraina lại coi bán đảo này vẫn thuộc Ukraina.

Lê Thu