Đầu tháng 12 vừa qua, Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức Hội thảo Rà soát thực trạng những vấn đề về tín ngưỡng, tôn giáo đặt ra tại vùng đồng bào DTTS và miền núi và giải pháp can thiệp, hỗ trợ nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ DTTS theo tôn giáo nhằm nghiên cứu thực trạng, thực tiễn các vấn đề về tín ngưỡng, tôn giáo đang tác động, ảnh hưởng đến đời sống phụ nữ dân tộc thiểu số tại một số địa bàn đặc thù tôn giáo.

W-quangcanh.png
Quang cảnh buổi Hội thảo

Hội thảo được tổ chức trên quan điểm chỉ đạo "chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, đồng hành giải quyết các vấn đề thiết thân của phụ nữ là nhiệm vụ xuyên suốt" và các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong công tác vận động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ nói chung và dân tộc thiểu số theo tôn giáo nói riêng trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII và Hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội về triển khai Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" trong Chương trình mục tiêu quốc gia DTTS.

Đề dẫn hội thảo, bà Tôn Ngọc Hạnh- Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam nhấn mạnh: Thời gian qua, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó có Hội LHPN Việt Nam đã không ngừng đổi mới nội dung, phương thức vận động quần chúng, đặc biệt là đồng bào, phụ nữ theo các tín ngưỡng, tôn giáo hoạt động theo hướng tuân thủ pháp luật, sống “Tốt đời đẹp đạo”, từng bước chăm lo đến đời sống vật chất, đáp ứng được nhu cầu chính đáng về tinh thần, tâm linh của người dân. 

Tuy nhiên, công tác vận động quần chúng nói chung, công tác vận động, hỗ trợ phụ nữ DTTS, tôn giáo của Hội LHPN Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, nếu không quan tâm giải quyết, có thể sẽ là tiền đề phát sinh những yếu tố phức tạp liên quan đến mất ổn định an ninh chính trị và sự phát triển bền vững của đất nước.

Căn cứ quan điểm chỉ đạo “chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, đồng hành giải quyết các vấn đề thiết thân của phụ nữ là nhiệm vụ xuyên suốt” và các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong công tác vận động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ nói chung và DTTS theo tôn giáo nói riêng trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII và Hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội về triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” trong Chương trình mục tiêu quốc gia DTTS, hội thảo được tổ chức tại 3 tỉnh đại diện 3 khu vực trên cả nước gồm: Tuyên Quang, Lâm Đồng và An Giang, nhằm nghiên cứu thực trạng, thực tiễn các vấn đề về tín ngưỡng, tôn giáo đang tác động, ảnh hưởng đến đời sống phụ nữ DTTS tại một số địa bàn đặc thù tôn giáo.

Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp can thiệp, hỗ trợ nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ DTTS theo tôn giáo. Những phát hiện và kiến nghị, đề xuất của các đại biểu tại hội thảo sẽ giúp Trung ương Hội LHPN Việt Nam có cái nhìn toàn diện hơn, định hướng việc triển khai thực hiện các hoạt động của Dự án 8 phù hợp với địa bàn DTTS có tôn giáo và với chỉ đạo trọng tâm trong Nghị quyết Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, để Hội LHPN Việt Nam thực sự làm tốt vai trò đại diện của mình, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam, trong đó có một bộ phận không nhỏ phụ nữ DTTS đang theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. 

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận, chia sẻ các nội dung trọng tâm liên quan đến thực trạng, thực tiễn các vấn đề về tín ngưỡng, tôn giáo đang tác động, ảnh hưởng đến đời sống phụ nữ DTTS tại một số địa bàn đặc thù tôn giáo như: Rà soát tình hình, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo tác động đến tư tưởng đời sống của phụ nữ DTTS theo các tôn giáo tại các địa bàn; các vấn đề đặt ra trong thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và yêu cầu trong công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ DTTS theo các tôn giáo thời gian tới; rà soát, đánh giá thực trạng các mô hình, hoạt động can thiệp, hỗ trợ của Hội phụ nữ các cấp tại địa phương trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ DTTS theo tín ngưỡng, tôn giáo… Qua đó, kiến nghị, đề xuất về giải pháp can thiệp, hỗ trợ phù hợp, đặc thù nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ DTTS theo tôn giáo.


 

Linh Trang và nhóm PV, BTV