- Các nhà khoa học 'hiến kế" tại hội thảo Văn kiện ĐH XI của Đảng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn do Tạp chí Cộng sản, Viện Khoa học xã hội VN tổ chức sáng 23/8.
GS.TS Dương Phú Hiệp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Triết học, nguyên Tổng thư ký Hội đồng lý luận TƯ cho rằng trong các văn kiện, bên cạnh nhấn mạnh nhiệm vụ nâng cao sức chiến đấu, cũng nên chú ý đến việc "nâng cao sức hấp dẫn của Đảng".
"Việc này không nên chỉ là nêu khẩu hiệu, mà còn phải nghiêm túc suy nghĩ cách làm", ông Hiệp nói.
Còn khoảng cách văn kiện - cuộc sống
PGS.TS Nguyễn Hùng Hậu, Học viện Chính trị quốc gia HCM, nhận định "văn kiện thì nhiều, nhưng cơ chế thực hiện văn kiện thì chưa có". GS.TS Đỗ Thế Tùng, Học viện Chính trị Quốc gia HCM, còn chỉ rõ: "Đọc văn kiện, thấy nói nhiều điều cần làm mà chưa thấy nói những điều đó có khả năng làm được không và cách làm như thế nào".
Ông Tùng lấy ví dụ về tình hình "đáng buồn" của các hợp tác xã hiện nay, "các văn kiện đều xác định vai trò của kinh tế tập thể nhưng không nói một câu nào về các hợp tác xã, về phương hướng phát triển thành phần kinh tế này về bề rộng bề sâu như thế nào".
"Cứ để nông dân tự bơi với kinh tế hộ thì làm sao đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp? Nước công nghiệp thì nông nghiệp cũng phải phát triển theo hướng công nghiệp hóa chứ", ông Tùng băn khoăn.
Nguyên TBT báo điện tử Đảng Cộng sản Đào Duy Quát bổ sung thêm tình trạng "nghị quyết nhiều nhưng vướng mắc nhất vẫn là khâu thực hiện trong thực tiễn: "Vấn đề quan trọng mà công tác lý luận phải tìm được lời giải là làm cách nào đưa hiệu quả của đường lối kinh tế và đổi mới chính trị vào thực tiễn, biến thành hiện thực".
Cùng với khoảng cách giữa khẩu hiệu và cách làm, các nhà khoa học cũng chỉ ra một khoảng cách khác là giữa lý luận và thực tiễn. Nêu dẫn chứng, GS.TS Nguyễn Hùng Hậu nói: "Lý luận của Đảng luôn là xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, vậy mà xuống cơ sở, dân rất ngại gặp chính quyền. Ta cũng nhấn mạnh dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra, nhưng ở cơ sở, dân nói chỉ thấy làm chứ chưa thấy ba điều còn lại".
Chính vì vậy mà GS.TS Dương Phú Hiệp kiến nghị bên cạnh nhấn mạnh nâng cao sức chiến đấu, cần mạnh dạn đề cập đến nhiệm vụ nâng cao sức sáng tạo của Đảng. "Giờ là lúc cần sức sáng tạo hơn lúc nào hết, một đảng lãnh đạo mà cứ mãi giáo điều, rập khuôn thì đảng đó yếu", ông Hiệp nhận định.
Tham nhũng nằm trong cơ chế
Nhà báo lão thành Hữu Thọ thì bày tỏ băn khoăn về công tác phòng chống tham nhũng. Nhiệm vụ này, theo ông, được nêu trong tất cả các văn kiện của Đảng, từ Cương lĩnh, chiến lược đến báo cáo chính trị, cho thấy Đảng ta nhận thức tầm quan trọng cả dài, trung và ngắn hạn của công cuộc này.
Nhưng tại sao tham nhũng chưa giảm, ông Hữu Thọ đưa ra lời giải đáp: "Quốc tế đã kết luận nếu tham nhũng không đẩy lùi được thì có nghĩa là tham nhũng nằm ngay trong cơ chế, cơ chế đó đang nuôi dưỡng chứ không đẩy lùi tham nhũng".
"Văn kiện ĐH VI vẫn còn nói chống đặc quyền đặc lợi, nhưng từ các ĐH sau không còn thấy nhắc đến nữa, trong khi đặc quyền đặc lợi hiện nay đang trở nên nghiêm trọng, nhất là liên quan đến đất đai, xe cộ...", nhà báo Hữu Thọ nói.
Văn kiện ĐH Đảng VIII đã chỉ ra 9 trọng điểm phòng chống tham nhũng gồm đất đai, xây dựng cơ bản, hợp tác đầu tư, tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu, hải quan, quản lý tài sản công và quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước. Ông Hữu Thọ nói, 9 trọng điểm này đến nay vẫn chưa giảm.
Đến ĐH XI lại đưa thêm cả việc tiếp nhận bổ nhiệm cán bộ vào những việc cần nâng cao tính công khai minh bạch, ông Hữu Thọ nói.
Trở lại câu chuyện khẩu hiệu và cách làm, nhà báo lão thành nhận định văn kiện của Đảng đã nêu đầy đủ ba nhóm giải pháp gồm giáo dục tư tưởng, giải pháp chính trị và giải pháp kinh tế, vấn đề là tổ chức thực hiện thế nào.
Một trong những cách làm được ông nhấn mạnh chính là "Đảng và Nhà nước nên ủng hộ các tờ báo đấu tranh chống tiêu cực, vì bọn tham nhũng sợ nhất là đấu tranh công khai".
Góp thêm ý kiến về phòng chống tham nhũng, GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn nhận định "còn thiếu dân chủ nên tham nhũng mới tràn lan".
Đánh giá cao việc đưa dân chủ vào vị trí xứng đáng trong mục tiêu phát triển của đất nước, song các nhà khoa học vẫn muốn các văn kiện của Đảng đề cập cụ thể và sâu sắc hơn về vấn đề này. GS.TS Lưu Văn Sùng, Học viện Chính trị Quốc gia HCM, còn đề nghị đưa thêm tự do vào thành mục tiêu.
Quan điểm này được GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn chia sẻ: "Dân chủ là động lực, có dân chủ sẽ có tự do. Chỉ cần dân chủ, tự do, công bằng thì sẽ có dân giàu, nước mạnh, từ đó sẽ văn minh".
Chung Hoàng
GS.TS Dương Phú Hiệp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Triết học, nguyên Tổng thư ký Hội đồng lý luận TƯ cho rằng trong các văn kiện, bên cạnh nhấn mạnh nhiệm vụ nâng cao sức chiến đấu, cũng nên chú ý đến việc "nâng cao sức hấp dẫn của Đảng".
"Việc này không nên chỉ là nêu khẩu hiệu, mà còn phải nghiêm túc suy nghĩ cách làm", ông Hiệp nói.
Các nhà khoa học 'hiến kế" tại hội thảo Văn kiện ĐH XI của Đảng. |
Còn khoảng cách văn kiện - cuộc sống
PGS.TS Nguyễn Hùng Hậu, Học viện Chính trị quốc gia HCM, nhận định "văn kiện thì nhiều, nhưng cơ chế thực hiện văn kiện thì chưa có". GS.TS Đỗ Thế Tùng, Học viện Chính trị Quốc gia HCM, còn chỉ rõ: "Đọc văn kiện, thấy nói nhiều điều cần làm mà chưa thấy nói những điều đó có khả năng làm được không và cách làm như thế nào".
Ông Tùng lấy ví dụ về tình hình "đáng buồn" của các hợp tác xã hiện nay, "các văn kiện đều xác định vai trò của kinh tế tập thể nhưng không nói một câu nào về các hợp tác xã, về phương hướng phát triển thành phần kinh tế này về bề rộng bề sâu như thế nào".
"Cứ để nông dân tự bơi với kinh tế hộ thì làm sao đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp? Nước công nghiệp thì nông nghiệp cũng phải phát triển theo hướng công nghiệp hóa chứ", ông Tùng băn khoăn.
Nguyên TBT báo điện tử Đảng Cộng sản Đào Duy Quát bổ sung thêm tình trạng "nghị quyết nhiều nhưng vướng mắc nhất vẫn là khâu thực hiện trong thực tiễn: "Vấn đề quan trọng mà công tác lý luận phải tìm được lời giải là làm cách nào đưa hiệu quả của đường lối kinh tế và đổi mới chính trị vào thực tiễn, biến thành hiện thực".
Cùng với khoảng cách giữa khẩu hiệu và cách làm, các nhà khoa học cũng chỉ ra một khoảng cách khác là giữa lý luận và thực tiễn. Nêu dẫn chứng, GS.TS Nguyễn Hùng Hậu nói: "Lý luận của Đảng luôn là xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, vậy mà xuống cơ sở, dân rất ngại gặp chính quyền. Ta cũng nhấn mạnh dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra, nhưng ở cơ sở, dân nói chỉ thấy làm chứ chưa thấy ba điều còn lại".
Chính vì vậy mà GS.TS Dương Phú Hiệp kiến nghị bên cạnh nhấn mạnh nâng cao sức chiến đấu, cần mạnh dạn đề cập đến nhiệm vụ nâng cao sức sáng tạo của Đảng. "Giờ là lúc cần sức sáng tạo hơn lúc nào hết, một đảng lãnh đạo mà cứ mãi giáo điều, rập khuôn thì đảng đó yếu", ông Hiệp nhận định.
Tham nhũng nằm trong cơ chế
Nhà báo lão thành Hữu Thọ thì bày tỏ băn khoăn về công tác phòng chống tham nhũng. Nhiệm vụ này, theo ông, được nêu trong tất cả các văn kiện của Đảng, từ Cương lĩnh, chiến lược đến báo cáo chính trị, cho thấy Đảng ta nhận thức tầm quan trọng cả dài, trung và ngắn hạn của công cuộc này.
Nhưng tại sao tham nhũng chưa giảm, ông Hữu Thọ đưa ra lời giải đáp: "Quốc tế đã kết luận nếu tham nhũng không đẩy lùi được thì có nghĩa là tham nhũng nằm ngay trong cơ chế, cơ chế đó đang nuôi dưỡng chứ không đẩy lùi tham nhũng".
"Văn kiện ĐH VI vẫn còn nói chống đặc quyền đặc lợi, nhưng từ các ĐH sau không còn thấy nhắc đến nữa, trong khi đặc quyền đặc lợi hiện nay đang trở nên nghiêm trọng, nhất là liên quan đến đất đai, xe cộ...", nhà báo Hữu Thọ nói.
Văn kiện ĐH Đảng VIII đã chỉ ra 9 trọng điểm phòng chống tham nhũng gồm đất đai, xây dựng cơ bản, hợp tác đầu tư, tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu, hải quan, quản lý tài sản công và quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước. Ông Hữu Thọ nói, 9 trọng điểm này đến nay vẫn chưa giảm.
Đến ĐH XI lại đưa thêm cả việc tiếp nhận bổ nhiệm cán bộ vào những việc cần nâng cao tính công khai minh bạch, ông Hữu Thọ nói.
Trở lại câu chuyện khẩu hiệu và cách làm, nhà báo lão thành nhận định văn kiện của Đảng đã nêu đầy đủ ba nhóm giải pháp gồm giáo dục tư tưởng, giải pháp chính trị và giải pháp kinh tế, vấn đề là tổ chức thực hiện thế nào.
Một trong những cách làm được ông nhấn mạnh chính là "Đảng và Nhà nước nên ủng hộ các tờ báo đấu tranh chống tiêu cực, vì bọn tham nhũng sợ nhất là đấu tranh công khai".
Góp thêm ý kiến về phòng chống tham nhũng, GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn nhận định "còn thiếu dân chủ nên tham nhũng mới tràn lan".
Đánh giá cao việc đưa dân chủ vào vị trí xứng đáng trong mục tiêu phát triển của đất nước, song các nhà khoa học vẫn muốn các văn kiện của Đảng đề cập cụ thể và sâu sắc hơn về vấn đề này. GS.TS Lưu Văn Sùng, Học viện Chính trị Quốc gia HCM, còn đề nghị đưa thêm tự do vào thành mục tiêu.
Quan điểm này được GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn chia sẻ: "Dân chủ là động lực, có dân chủ sẽ có tự do. Chỉ cần dân chủ, tự do, công bằng thì sẽ có dân giàu, nước mạnh, từ đó sẽ văn minh".
Chung Hoàng