Nàng dâu Việt tiết lộ bất ngờ về cuộc sống ở Nhật

Kết hôn và định cư ở Nhật Bản hơn 2 năm, Hứa Đặng Thanh Trúc (SN 1988 - TP.HCM) cho biết, cô đã dần thích nghi với cuộc sống ở đây.

Hai vợ chồng cô không ở chung với bố mẹ chồng mà thuê căn hộ ở Chiba - một tỉnh giáp với thủ đô Tokyo sinh sống.

{keywords}
Ảnh cưới phong cách Nhật Bản của vợ chồng Thanh Trúc

‘Gia đình chồng tôi cũng sống ở Chiba nhưng từ chỗ tôi đến đó mất khoảng 2 giờ lái xe. Mỗi khi rảnh rỗi, hai vợ chồng đều tranh thủ về thăm mọi người.

Tôi may mắn có mẹ chồng tâm lý, chưa bao giờ bà nói điều gì khiến con dâu khó xử. Phụ nữ Nhật rất đặc biệt, chăm chỉ, nấu ăn ngon, tiếp xúc cảm giác thấy dễ chịu.

Bà thích nấu ăn cho tôi, nhiều người từng hỏi tôi, người Nhật thường ăn đồ lạnh, nguội phải không? Thực tế, người Nhật cũng hay ăn đồ nóng, tôi khá dễ ăn nên thấy hợp khẩu vị với ẩm thực bên này’, Thanh Trúc nói.

Cô kể, công việc bên Nhật Bản khá áp lực nhưng bù lại cuộc sống rất chất lượng. Hàng ngày, chồng cô đi làm từ 9 giờ sáng và về nhà vào lúc 9 - 10 giờ tối, còn cô ở nhà nội trợ.

Văn phòng chồng Trúc ở Tokyo, bởi vậy, anh bắt tàu điện ngầm đi làm, mất khoảng 1 tiếng là đến nơi. Hai ngày cuối tuần, chồng Thanh Trúc được nghỉ, anh dành toàn bộ thời gian đưa vợ đi chơi, tận hưởng khoảnh khắc bình yên bên gia đình.

{keywords}
Thanh Trúc sống ở Chiba, tỉnh giáp ranh Tokyo

‘Ông xã cũng như đa số người Nhật tôi từng tiếp xúc đều rất tiết kiệm. Văn hóa tiết kiệm đó thường được giáo dục từ bé, mang ý nghĩa lớn là tiết kiệm cho quốc gia từ những việc nhỏ nhất.

Ví dụ: Phòng nào không sử dụng, sẽ ngắt hết điện, nước trong bồn tắm không xả đi mà bơm qua máy giặt, giặt quần áo.

Tuy nhiên, người Nhật tiết kiệm một cách hợp lý, những thứ như đồ ăn, đồ gia dụng, nếu cần thiết, họ sẵn sàng chịu chi số tiền lớn. Trước khi mua món đồ đó, người Nhật sẽ cân nhắc kỹ lưỡng, để tránh trường hợp mua về lại bỏ xó.

Từ ngày chung sống, tôi hay mùa đồ trang trí nhưng anh chưa bao giờ than phiền, vì đó là việc nên làm, giúp không gian sống thêm sạch sẽ và thoải mái’, Trúc chia sẻ.

Đồ dùng, vật dụng sinh hoạt… ở Nhật khá đắt đỏ, trừ các cửa hàng đồng giá 100 yên ra thì cái món đồ nào cũng đắt. Để tiết kiệm chi phí, vợ chồng cô đưa ra giải pháp là tự tay thiết kế, mua dụng cụ về làm.

‘Ban đầu tôi thuê nhà, ngoài tủ bếp được bắt dính vào tường ra thì ko có các giá kệ để gia vị nên rất bất tiện. Sau khi chồng mua cái cưa máy mini, tôi lên ý tưởng thiết kế, cải tạo lại bếp.

Tôi mua gỗ với dụng cụ ở cửa hàng đồng giá về đóng kệ. Giá 1 mảnh gỗ 7cm x 90cm x 1cm là 108 yên cả thuế (khoảng 22 nghìn đồng Việt Nam).

Hoàn thiện căn bếp này tôi dùng 24 thanh gỗ, cộng thêm sơn, decal giả gạch và một số đồ khác, chi phí khoảng 700 nghìn đồng. Thời gian làm kệ bếp mất 1 tuần nhưng nếu đủ nguyên liệu ngay từ đầu, có lẽ chỉ nửa ngày là hoàn thiện.

Cuối tuần chồng rảnh thì phụ tôi chà nhám và sơn. Công đoạn đó mất nhiều thời gian nhất’, Trúc kể.

{keywords}
 
{keywords}
Có khả năng thiết kế, làm đồ hanmade, Trúc đã tự cải tạo căn bếp trông gọn gàng, đẹp mắt

Trúc cho hay, nếu đi mua kệ trong các cửa hàng gia dụng sẽ mất 2 triệu đồng, chưa kể chi phí vận chuyển, lắp đặt.

‘Vất vả một chút nhưng ngắm thành quả mình thấy vui. Chồng rất bất ngờ về khả năng của vợ, xuýt xoa khen phòng bếp đẹp không thua kém thợ chuyên nghiệp.

{keywords}
Chẳng ai nghĩ góc bếp này được sửa sang với giá thành rẻ đến vậy

Khi chiên xào, tôi dùng đồ che xung quanh chảo, ngăn dầu mỡ làm bẩn kệ và chai lọ. Mỗi lần nấu bếp xong, tôi dọn dẹp ngay nên lúc nào cũng sạch bóng thơm tho. Tôi tiết kiệm như vậy nhưng không có nghĩa là sống kham khổ mà đây cũng một phần đam mê thiết kế đồ gỗ của bản thân’, cô dâu Việt vui vẻ chia sẻ.

Thanh Trúc cũng cho biết, cô không đóng hay khoan lên tường bất cứ lỗ đinh nào mà dùng eke nẹp giữ. ‘Ở Nhật thường xuyên có động đất nhưng trải qua vài trận động đất nhẹ, những chiếc kệ bếp vẫn an toàn, không bị đổ sập’, cô nói.

{keywords}
Không gian xanh trong căn nhà nhỏ xinh của vợ chồng Trúc

Mong một đám cưới ở quê chồng

Cuộc sống hiện tại của Thanh Trúc ở quê hương của chồng có thể được gọi là bình yên. Điều cô mong mỏi nhất là có cơ hội tổ chức một đám cưới ở đây.

‘Vợ chồng tôi quen nhau khi chồng sang Việt Nam công tác 3 năm. Thời điểm này, Trúc đang làm quản lý cho công ty sản xuất bao bì của anh trai. Ngày ông xã chuẩn bị về nước, cả hai mới thường xuyên gặp mặt, nảy sinh tình yêu. Anh về nước được một tháng liền nhắn tin hỏi cưới tôi luôn.

Năm 2017, nhận lời cầu hôn của anh, tôi hoàn thiện thủ tục giấy tờ rồi sang Nhật đăng ký kết hôn. Sau đó, năm 2018 hai vợ chồng mới trở lại Việt Nam tổ chức đám cưới’, nàng dâu Việt nhớ lại.

{keywords}
Trúc hạnh phúc bên người chồng ngoại quốc

Toàn bộ đám cưới Trúc tự lên ý tưởng, làm việc với bên thiết kế. Ngày cưới cô thay 3 bộ váy, trong đó 1 bộ là váy cưới cô mua vải về tự may, 1 bộ áo dài và 1 bộ là trang phục kimono thuê từ bên Nhật. 

Tiệc nhỏ, chưa đến 100 khách nhưng cực kỳ ấm cúng. Tuy vậy, Trúc chia sẻ, cô luôn cảm thấy tiếc nuối và thương chồng vì ngày cưới, bố mẹ anh không có mặt.

‘Đám cưới Việt Nam đúng thời điểm nghỉ lễ bên Nhật, người dân đi du lịch nhiều, giá vé máy bay khá đắt. Cả gia đình chồng sang phải mất hơn 100 triệu đồng tiền vé nên chồng mình đành bảo mọi người đợi lần sau, tổ chức ở Nhật đến dự cũng được.

Vì vậy, hôm cưới, ông xã nhờ một bác lớn tuổi người Nhật đứng ra phát biểu trong buổi lễ.

Đến nay, hai vợ chồng vẫn chưa có tổ chức đám cưới theo nghi lễ truyền thống của Nhật như mong muốn vì chi phí khá đắt đỏ. Tính sơ sơ gần 1 tỷ đồng cho đám cưới 50 khách mời nên vợ chồng tôi đang đắn đo’, Trúc nói tiếp.

{keywords}
Khoảnh khắc lãng mạn của vợ chồng Trúc trong chuyến du lịch 

Về đời sống hôn nhân, Trúc bộc bạch, vợ chồng cô hiếm khi cãi vã: ‘Đàn ông Nhật cư xử lịch thiệp. Mỗi lần giận nhau là chúng tôi im lặng, vài hôm quên đi, lại trò chuyện bình thường. Chồng thường chủ động làm lành trước.

Đặc biệt, tôi thấy người Nhật có sự văn minh, dù đúng hay sai nhưng họ ứng xử rất hòa nhã, thường nhận lỗi về mình và sống rất có trách nhiệm. Gần như không có từ tục tĩu trong từ điển. Dù tức giận điều gì, bạn cũng khó thấy họ nổi nóng’.

{keywords}
Thanh Trúc làm cô dâu xinh đẹp trong chiếc váy tự may

Cuối tuần hai vợ chồng cô ra ngoài ăn nhưng gần đây, họ muốn tiết kiệm nên nấu nướng ở nhà.

‘Ông xã thích món bánh tráng cuốn thịt nên tôi hay làm. Bánh tráng ở Việt Nam rẻ nhưng bên Nhật, bánh tráng khá đắt, 20 cái là 90 nghìn đồng. Nấu nướng ở nhà cực chút xíu nhưng bù lại tình cảm vợ chồng được hâm nóng, có thời gian gần gũi nhau nhiều hơn.

Hiện tại, hai vợ chồng tôi vẫn chưa sinh em bé. Tôi muốn dành thời gian học thêm nhiều thứ.

Tôi làm nội trợ nhưng làm thêm công việc trông trẻ và nguồn thu từ chứng khoán. Đây là khoản tôi đầu tư lúc còn chưa lấy chồng. Bởi vậy, tôi không phải phụ thuộc về kinh tế của chồng’, Thanh Trúc tiết lộ.

Trải lòng của nữ Việt kiều sau ly hôn ở Mỹ vì lệch tuổi, khác biệt

Trải lòng của nữ Việt kiều sau ly hôn ở Mỹ vì lệch tuổi, khác biệt

Sang Mỹ theo tiếng gọi tình yêu nhưng Nhạn không thể ngờ sự khác biệt về tuổi tác, văn hóa đã đẩy cô và chồng xa nhau.

Diệu Bình