Khẳng định sức hấp dẫn của Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng sau hai năm được nâng tầm quy mô và xã hội hóa trong khâu tổ chức, ông Trần Chí Cường - Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.Đà Nẵng đánh giá cao vai trò của Tập đoàn Sun Group trong việc tạo ra diện mạo mới cho sự kiện được coi là “thương hiệu” của thành phố sông Hàn.

Sản phẩm du lịch độc đáo

- Thưa ông, trước đây, Đà Nẵng đã tạo tiếng vang với Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng- DIFC. Ông đánh giá như thế nào về ý nghĩa mà sự kiện này đem lại cho Đà Nẵng?

Cuộc thi Trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFC là sự kiện văn hoá du lịch quốc tế được  Đà Nẵng tổ chức lần đầu tiên vào năm 2008 với mục đích tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo, hình thành chuỗi các sự kiện phụ trợ nhằm thu hút khách du lịch, từng bước phát triển theo định hướng đưa Đà Nẵng trở thành thành phố sự kiện và lễ hội.

{keywords}
 

Cuộc thi pháo hoa ngày càng tạo được uy tín và được công chúng yêu thích. Từ chỗ không có khán đài (năm 2008), đến năm 2009, khán đài dành cho người xem đã được lắp đặt với 6.000 chỗ ngồi. Đến năm 2012, quy mô khán đài xem pháo hoa được mở rộng lên trên 30.000 chỗ ngồi.

Bên cạnh đó, nhiều công ty pháo hoa nổi tiếng thế giới đã chủ động liên hệ để được tham gia sự kiện này. Số lượng và danh tiếng của các đội tham gia ngày càng tăng, các màn trình diễn cũng được đầu tư kỹ lưỡng, không chỉ về kĩ thuật mà còn về ý tưởng và sự độc đáo.

{keywords}
 

Qua mỗi dịp tổ chức, DIFC lại có sự xuất hiện của những đại diện ưu tú nhất trong làng pháo hoa thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Anh, Ý, Mỹ… mang đến cho khán giả sự hấp dẫn mới lạ và những cảm xúc khó quên.

Cùng với nhiều sự kiện khác diễn ra tại thành phố, DIFC đã thực sự phát triển thành một thương hiệu nổi bật và góp phần giúp Đà Nẵng được vinh danh là Điểm đến về sự kiện và lễ hội hàng đầu châu Á năm 2016 bởi tổ chức Giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Awards - WTA).

{keywords}
Ông Trần Chí Cường - Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.Đà Nẵng

- Từ năm 2017, với sự vào cuộc của Sun Group, Đà Nẵng đã nâng tầm Cuộc thi trình diễn pháo hoa Đà Nẵng thành Lễ hội pháo hoa quốc tế với quy mô và chất lượng hoành tráng hơn. Xin ông cho biết, sự thay đổi này đã đem đến kết quả như thế nào?

Năm 2017 đã đánh dấu một sự thay đổi hấp dẫn của cuộc thi khi đổi tên thành Festival Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng (DIFF). Sự vào cuộc, tham gia chủ động và trực tiếp của Tập đoàn Sun Group đã tạo ra diện mạo mới cho sự kiện, quy mô được nâng tầm, cách thức tổ chức chuyên nghiệp hơn, sự đa dạng và phong phú của các hoạt động, sự tham gia của các đội được mở rộng… Số lượng đội tham gia cho mỗi lần tổ chức đông hơn (08 đội); Thời gian kéo dài hơn so với các lần tổ chức  trước đó (02 tháng , từ tháng 4 - tháng 6) với nhiều các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch khá hấp dẫn và phong phú đa dạng. Mỗi đêm thi là một chủ đề đã thực sự tạo nên không khí lễ hội trong thời gian dài, góp phần nâng tầm và đổi mới sự kiện, tiếp tục xây dựng hình ảnh thành phố Đà Nẵng hấp dẫn hơn trong mắt du khách.

Nâng tầm du lịch Đà Nẵng

- Sau 2 năm nâng tầm thành lễ hội pháo hoa quốc tế, tác động của lễ hội này tới du lịch và vị thế của Đà Nẵng như thế nào thưa ông?

Có thể nói, việc nâng tầm sự kiện pháo hoa cũng chính là nâng tầm du lịch thành phố, nâng tầm chất lượng điểm đến Đà Nẵng trong mắt bạn bè và du khách bởi tính chuyên nghiệp và quy mô. Cùng với các sự kiện quốc tế quan trọng vừa tổ chức tại Đà Nẵng thời gian gần đây, đặc biệt là sự kiện Tuần lễ cấp cao APEC 2017, thành công của DIFF càng khẳng định điểm đến Đà Nẵng có khả năng và sẵn sàng tổ chức được các sự kiện với mọi quy mô và yêu cầu cao về tính chuyên nghiệp và an toàn, xứng đáng là “Điểm đến lễ hội và sự kiện hàng đầu châu Á”.

{keywords}
 

Tổng lượt khách đến thăm quan, du lịch Đà Nẵng trong dịp Lễ hội pháo hoa 2017 (trong 02 tháng 5 và 6) là 1.274.160 lượt, tăng 34,5% so với cùng kỳ năm 2016. Năm 2018, con số này là 1.581.558 lượt khách, tăng 24% so với năm 2017.

- Từ kinh nghiệm của Đà Nẵng, xin ông cho biết, nếu trao cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư nâng tầm lễ hội, doanh nghiệp sẽ được gì, địa phương được gì?

Về phía doanh nghiệp, tôi khẳng định, họ có thể nâng được thương hiệu, uy tín của đơn vị, góp phần quảng bá hình ảnh đơn vị gắn với thành phố Đà Nẵng. Điều này cũng gắn được trách nhiệm của doanh nghiệp với địa phương.

Về phía địa phương, khi các doanh nghiệp tham gia nâng tầm lễ hội sẽ giúp giảm chi ngân sách địa phương, phát huy nội lực và trách nhiệm của doanh nghiệp với phát triển kinh tế xã hội địa phương, nâng tầm sự kiện, quy mô hoành tráng hơn đồng thời giảm áp lực cho cơ quan quản lý nhà nước trong công tác tổ chức sự kiện lễ hội, tập trung vào công tác quản lý nhà nước.

{keywords}
 

- Ông mong muốn lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng sẽ tiếp tục có những cải tiến nào vào các năm sau?

Trước hiệu quả và ý nghĩa lớn mà DIFF mang lại cho Đà Nẵng, chúng tôi đã đề xuất UBND tiếp tục cho phép tổ chức lễ hội DIFF 2019 và các năm tiếp theo để phục vụ người dân và thu hút du khách đến với thành phố Đà Nẵng.

Để tăng sức hấp dẫn mới mẻ cho DIFF, chúng tôi cho rằng nên tạo sản phẩm mới như tổ chức nhạc nước trên sông Hàn, khu vực cảng cá Thuận Phước hoặc khu vực phía bắc hạ lưu Cảng Sông Hàn để du khách có thêm nhiều lựa chọn khi tới Đà Nẵng.

-  Xin cảm ơn ông!

 Phượng Đào