Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) đã lựa chọn một ngọn núi trong miệng núi lửa Gale trên sao Hỏa làm địa điểm hạ cánh cho tàu thăm dò Mars Science Laboratory – cỗ máy kế nhiệm 2 tàu thăm dò hành tinh đỏ đã rất thành công Spirit và Opportunity.
TIN LIÊN QUAN
10 năm nữa con người sẽ lên tới sao Hỏa
Mỹ, châu Âu hợp tác thăm dò sao Hỏa
NASA “khai tử” một tàu thăm dò sao Hỏa
Tàu vũ trụ bay quanh sao Hỏa lâu nhất
Bằng chứng mới nhất về nước trên sao Hỏa
Mỹ, châu Âu hợp tác thăm dò sao Hỏa
NASA “khai tử” một tàu thăm dò sao Hỏa
Tàu vũ trụ bay quanh sao Hỏa lâu nhất
Bằng chứng mới nhất về nước trên sao Hỏa
Theo kế hoạch, tàu thăm dò Mars Science Laboratory hay còn được họi là Curiosity, sẽ được phóng lên sao Hỏa trong khoảng thời gian từ 25/11 đến 18/12 năm nay và sẽ hạ cánh xuống bề mặt hành tinh đỏ vào tháng 8/2012. Địa điểm được lựa chọn để Curiosity hạ cánh là một ngọn núi nằm trong miệng núi lửa Gale.
Vòng tròn màu đen là địa điểm được lựa chọn để tàu thăm dò Curiosity hạ cánh trên sao Hỏa. Ảnh: NASA |
NASA đã khảo sát một số địa điểm hạ cánh trên sao Hỏa bằng camera HiRISE được lắp đặt trên một vệ tinh bay quanh hành tinh đỏ. Năm 2006, các nhà khoa học đã lựa chọn được 30 địa điểm hạ cánh từ 100 địa điểm khảo sát ban đầu. Đến năm 2008, số địa điểm lựa chọn giảm xuống còn 4 ứng cử viên, trước khi các nhà khoa học chọn miệng núi lửa Gale làm địa điểm hạ cánh cuổi cùng của tàu Curiosity.
“Các nhà khoa học đã lựa chọn miệng núi lửa Gale, bởi vì địa điểm này có địa hình khá đặc trưng của bề mặt sao Hỏa và cũng là một địa điểm đầy tiềm năng cho những khám phá khoa học trên hành tinh đỏ”, Jim Green, giám đốc Cơ quan khoa học hành tinh của NASA, nhận định.
Tàu thăm dò Curiosity không chỉ có sứ mệnh đơn thuần là tìm kiếm bằng chứng nước tồn tại trên sao Hỏa như những tàu thăm dò trước đây, Curiosity còn có nhiệm vụ tìm kiếm các dấu hiệu của sự sống trên hành tinh đỏ, như các khối vật chất từ carbon.
Tiến sĩ Michael Meyer, một nhà khoa học hàng đầu trong chương trình khám phá sao Hỏa của NASA, tiết lộ: "Miệng núi lửa cung cấp cho chúng tôi khả năng tìm thấy những chất hữu cơ. Ngoài ra, miệng núi lửa cũng có địa hình rất đa dạng. Đây là điều kiện lý tưởng để khám phá những thay đổi về môi trường trong thời kỳ đầu trên sao Hỏa”.
Hà Hương