"Tiền nhiều để làm gì?"

Những ngày gần đây, cuộc ly hôn ồn ào giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên và vợ ông, bà Lê Hoàng Diệp Thảo đang tốn nhiều giấy mực của báo giới và dư luận.

Đối với việc cấp dưỡng nuôi con, bà Thảo yêu cầu ông Vũ để cho mỗi người con 5% cổ phần của ông tại Trung Nguyên: "Em khẩn nguyện anh cho các con được gìn giữ sản nghiệp của gia đình và kế thừa phát triển tâm huyết của ba mẹ".

"Ở đây không có ai vì tiền. Không ai đụng đến tiền. 20 năm nay, số tiền nó lớn lắm. Các ngân hàng chỉ ra trong đây chỉ là bề nổi mà thôi, không phải là bề chìm. Bao nhiêu năm nay tôi không còn quan tâm đến chuyện tiền bạc.

{keywords}

Tiền nhiều để làm gì để bây giờ phải ngồi như thế này, ra tòa như thế này. Tiền và quyền để làm gì để cô phải dùng mọi thủ đoạn, sử dụng quyền làm vợ và làm mẹ để khống chế mọi chuyện, cô dùng truyền thông, dùng quyền cổ đông... ", ông Vũ nhìn về phía bà Thảo bằng đôi mắt nảy lửa.

Duy chỉ có một điều cả ông Vũ và bà Thảo cùng đồng lòng: Họ sẽ ly hôn, không trở về bên nhau nữa. Bởi cuối phiên xét xử ngày 21/2, bà Thảo nhấn mạnh ly hôn với ông Vũ "là một quyết định sáng suốt". Còn ông Vũ cũng cho biết cuộc hôn nhân của họ cần phải kết thúc, vì "làm gì có người vợ nào lại đưa chồng vào nhà thương điên để chiếm quyền".

Bỏ học ngành Y để trở thành ông vua café

Đặng Lê Nguyên Vũ sinh ông nhập học Khoa Y, Đại học Tây Nguyên với ước mơ trở thành một bác sĩ. Vì nghèo, ông vừa phải đi học vừa đi làm thêm để trang trải.

Sau một thời gian theo học ngành Y tại Đại học Tây Nguyên, đến năm thứ 3 đại học, ông bỗng nhận ra mình không thực sự phù hợp và yêu thích ngành này. Ông Vũ luôn trăn trở về cuộc sống và công việc của người thầy thuốc. Bởi, muốn có cuộc sống khấm khá hơn, phần nhiều những người học y đã “quên lời thề Hippocrate”.

Ông Vũ chính thức bỏ học và vào TP.HCM để tìm kiếm con đường làm giàu với số tiền trong túi là 100.000 đồng. Tuy nhiên người chú ở TP.HCM đã bắt ông quay lại Đắk Lắk với câu nói: Học cho xong đi đã. Đặng Lê Nguyên Vũ đồng ý trở lại trường vài ngày sau đó nhưng vẫn luôn nung nấu ý tưởng kinh doanh.

Khi trình bày suy nghĩ với bạn bè, ai cũng gọi ông là "thằng điên hạng nặng", cả trường đại học chỉ vài ba người là chịu nói chuyện với anh. Tuy nhiên, Đặng Lê Nguyên Vũ vẫn tìm được ba người cộng sự học cùng lớp và bắt tay xây dựng đế chế cà phê Trung Nguyên lẫy lừng như bây giờ.

Tháng 2/2012, Đặng Lê Nguyên Vũ lần đầu tiên được vinh danh là "Vua Cà phê Việt" một cách chính thức trên tạp chí uy tín National Geographic Traveller.

Nguyễn Xuân Đông bắt đầu tung chiêu

Vinaconex quyết định lập CTCP Cơ điện Vinaconex (Vinaconex M&E) với vốn điều lệ 100 tỷ đồng; CTCP Trường nhằm quản lý các trường Lý Thái Tổ và Công ty TNHH MTV Vinaconex Láng Hòa Lạc (200 tỷ đồng) để quản lý, đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh Hạ tầng Kỹ thuật Khu CN - CNC2 - Khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Diễn biến này đúng như dự đoán của giới đầu tư sau khi 3 cổ đông lớn: An Quý Hưng (57,71%), Bất động sản Cường Vũ (21,28%) và Đầu tư Star Invest (7,57%) đổ nhiều ngàn tỷ với mục đích khai thác lợi thế về thương hiệu và quỹ đất đai khổng lồ của doanh nghiệp này.

An Quý Hưng là doanh nghiệp của ông Nguyễn Xuân Đông, một đại gia kín tiếng trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, ông Đào Ngọc Thanh, nguyên CEO Ecopark, mới là người đại diện và từng tiết lộ nhóm cổ đông tập hợp các công ty trong ngành xây dựng, không có ngân hàng.

Dương Ngọc Minh phải làm đến mồng 5 Tết?

“Tôi làm việc xuyên suốt thời gian qua. Bản thân tôi từ 28 âm lịch đến 5h18 phút ngày 5 âm lịch”, ông Dương Ngọc Minh chia sẻ với cổ đông về cường độ làm việc nhằm vực lại Công ty Hùng Vương. Dẫu vậy, năm 2019, ông Minh sẽ không nhận thù lao và cũng không có cổ tức.

Hùng Vương đã tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2018, ghi nhận mức doanh thu thuần hợp nhất trong niên độ 2018 (1/10/2017-30/9/2018) giảm 48% so với niên độ trước, đạt 8.105 tỷ đồng. Tuy vậy, “vua cá tra” đã có lãi trở lại với mức lãi khiêm tốn 1,5 tỷ đồng sau 2 năm liền thua lỗ. Niên độ 2017, Hùng Vương đã lỗ tới 713 tỷ đồng.

{keywords}

Cá nhân ông Dương Ngọc Minh đang là cổ đông lớn nhất của công ty này với 86,88 triệu cổ phiếu trong tay, chiếm 39,13% vốn điều lệ.

Con đại gia số 1 Việt Nam lộ diện

CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) của đại gia số 1 ngành thép Trần Đình Long vừa công bố thông tin Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Đại Phong - do ông Trần Vũ Minh (con trai ông Long) làm giám đốc - vừa mua thành công 1 triệu cổ phiếu HPG (tương đương 0,05% vốn điều lệ) trong giai đoạn từ 29/1 đến 19/2.

Trước đó, ông Trần Đình Long từng chia sẻ có hướng con cái vào làm việc ở Hòa Phát nhưng để con tự lực, làm từ các vị trí từ nhỏ nhất, không nghiễm nhiên ngồi vào vị trí cao cấp trong tập đoàn.

Theo dự báo của CTCK Bảo Việt (BVSC), lợi nhuận của Tập đoàn Hòa Phát năm 2019 sẽ tiếp tục tăng cho dù giá thép Trung Quốc giảm và tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ thép toàn cầu dự báo thấp hơn nhiều năm 2018. Theo BVSC, ước tính lợi nhuận sau thuế HPG có thể tăng 14% lên khoảng 10 ngàn tỷ đồng năm 2019 nhờ sản lượng tiêu thụ tăng mạnh.

Vợ ông Trần Phương Bình “nhẹ gánh”

Năm 2019, câu chuyện DongA Bank đã đi qua và các kế hoạch mới về phát triển hệ thống, xây dựng mảng kinh doanh đồng hồ, phát triển kinh doanh sỉ được cho là sẽ giữ được sự hấp dẫn của PNJ với nhà đầu tư.

PNJ đang diễn biến khá tích cực với biên độ trong vòng 1 tháng qua đạt 10,65%. Tuy nhiên, so với 1 năm trước thì mã này vẫn mất 5,23% giá trị.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018, doanh thu thuần của PNJ đạt 14.573 tỷ đồng, tăng mạnh 33% so với năm 2017; lợi nhuận sau thuế cũng tăng tới 32% lên 960,2 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp này cải thiện mạnh từ mức 17,4% trong năm 2017 lên mức kỷ lục 19,1% trong năm 2018 và vượt xa so với các doanh nghiệp cùng ngành khác.

Tuy nhiên, theo dự báo của BVSC, tốc độ tăng trưởng doanh thu của PNJ có thể sẽ chậm lại. Sự chậm lại đến từ triển vọng kinh tế, cũng như, khi quy mô đủ lớn thì duy trì tốc độ tăng trưởng cao là sẽ khó khăn.

{keywords}

Cựu CIO tập đoàn trăm tỷ đô làm Tư vấn cho FPT

Ông Phương Trầm, cựu Giám đốc Công nghệ thông tin (CIO) toàn cầu của DuPont, một tập đoàn đa ngành với doanh thu 85 tỷ đô của Mỹ quyết định trở về Việt Nam hợp tác cùng FPT với vai trò Tư vấn trưởng Chuyển đổi số.

Ông chia sẻ: “Tôi đã từng đi qua nhiều vị trí chuyên môn, từ điều hành, phân phối, thương mại, bảo mật, chiến lược. “Nỗi đau” của tôi khi ấy là hệ thống CNTT của công ty không đủ mạnh để hỗ trợ tôi trong công việc. Vì vậy, tôi phải thay đổi nó!”

Với chiến lược chuyển đổi số rõ ràng và tích hợp, Phương Trầm đã giúp DuPont tiết kiệm được hơn 1,6 tỷ USD chi phí cho công nghệ thông tin, giảm 80% thời gian xử lý đơn hàng, tạo thêm hàng tỷ USD lợi ích cho tập đoàn. Ngắn gọn hơn, ông đã đưa tên tuổi của DuPont thành một trong những hình mẫu doanh nghiệp thành công nhất thế giới về chuyển đổi số.

Bảo Anh(Tổng hợp)