Đây là câu hỏi của không ít HS-SV trước ngưỡng cửa cuộc đời. Cùng xem những ưu, nhược điểm của hai hình thức này để có quyết định phù hợp, đúng đắn.
Nên đi du học hay xuất khẩu lao động? (Ảnh minh họa) |
Chi phí và thủ tục, lựa chọn nào đơn giản hơn?
Để có thể đi du học Nhật Bản người học phải mất ít nhất là 4 tháng học tiếng Nhật, làm thủ tục hồ sơ cá nhân. Và khoản phí bước đầu họ phải chi trả là 7.000 - 12.000 USD. Nhưng không cần đặt cọc, không kiểm tra sức khỏe.
Tiết kiệm hơn, những người xuất khẩu lao động chỉ phải bỏ ra khoảng 5, 500 - 6,500 USD (đặt cọc 3.000 USD). Nhưng đối tượng này sẽ phải kiểm tra về sức khỏe, cân nặng, chiều cao... Học ít nhất 6 tháng tiếng Nhật và có đầy đủ hồ sơ cá nhân.
Rỏ ràng tiết kiệm được ít tiền mặt nhưng đổi lại bạn cần đầu tư nhiều hơn về kỹ năng và sức khỏe.
Xuất khẩu lao động và du học - (Ảnh minh họa) |
Cuộc sống và công việc tại Nhật
Du học sinh tại Nhật chỉ cần làm 4 giờ/ngày trừ thứ 7 chủ nhật với thu nhập là 26-30 triệu đồng/tháng. Trừ đi các khoản phí: ăn uống, nhà ở, tàu xe, điện thoại, điện nước… họ sẽ còn lại 17-21 triệu đồng/tháng.
Lao động xuất khẩu vất vả hơn, họ sẽ phải làm 8h/ngày có thể làm cả thứ 7, chủ nhật. Với thu nhập 16.000.000 đ/tháng (đã trừ đi 4.450.000 đồng thu nhập cho nghiệp đoàn và đóng thuế 10%, chi phí ăn uống, sinh hoạt..).
Xét về thu nhập, du học sinh được ưu đãi và có thu nhập cao hơn. Nhưng thay vào đó họ phải nỗ lực để duy trì song song giữa học tập và công việc. Còn lao động xuất khẩu họ chỉ cần giữ sức khỏe và làm việc.
Xuất cảnh và quản lý
Du học sinh có thể xuất cảnh trong thời gian 5-6 tháng và về nước trong những dịp lễ. Còn lao động xuất khẩu, từ 6 - 12 tháng (có thể hơn) mới được xuất cảnh, không có đặc cách về nước trong dịp lễ Tết. Đặc biệt, lao động xuất khẩu sẽ bị quản lý chặt chẽ đến khi hết hạn hợp đồng 3 năm.
Khác nhau trong xuất cảnh về nước (Ảnh minh họa) |
Học tập và ngôn ngữ
Du học sinh ngoài việc học tập ở trường sẽ được giao tiếp với rất nhiều người khác bên ngoài. Vì vậy họ sẽ được học rất nhiều, vốn tiếng cũng cải thiện đáng kể. Trong khi đó, lao động xuất khẩu chỉ được được giao tiếp trong khuôn khổ công việc và ít được tiếp xúc với bên ngoài.
Định hướng tương lai
Du học sinh có thể lưu trú tối thiểu 5 năm 3 tháng, tối đa là 7 năm và có thể ở lại vô thời hạn nếu nhờ đơn vị pháp lý sở tại. Tốt nghiệp, họ có thể về nước hoặc gia hạn ở lại Nhật Bản học, làm việc. Công việc sau khi tốt nghiệp thường ở những doanh nghiệp, công ty nước ngoài, hoặc kinh doanh riêng.
Khi kết thúc thời gian lưu trú (Ảnh minh họa) |
Không được như du học sinh, người lao động xuất khẩu đi làm theo dạng hợp đồng nên sẽ về nước ngay sau khi kết thúc kỳ hạn 3 năm và được gia hạn thêm 2 năm đối với ngành xây dựng. Không được gia hạn cư trú cũng như quay trở lại sau khi về nước. Về nước, những lao động này chỉ có thể làm công nhân hoặc tự mở doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh riêng.
Như vậy với việc du học, du học sinh có thể định tương lai lâu dài cho cá nhân. Còn lao động xuất khẩu, chỉ phù hợp với những người muốn rèn luyện chuyên sâu về công việc và tích lũy vốn ổn định hàng tháng.
Để được tư vấn, hỗ trợ vay vốn đi du học Nhật liên hệ:
Văn phòng tư vấn: Tầng 18 - Tháp A - Tòa nhà Mỹ Đình Plaza - Số 138 - Trần Bình - Nam Từ Liêm - Hà Nội.
Tel: (84-4) 85856181 - Fax: (84-4) 39412991 - Hotline: (84-9) 88790669.
www.tantriviet.com.vn - Email: tantriviet.group@gmail.com.
Đình Hùng