Nga gần đây tuyên bố rằng họ có thể sẽ tăng cường kế hoạch để xây dựng thêm 40 lữ đoàn chiến đấu vào cuối thập kỷ này. Bước chuyển đổi này được thông báo lần đầu tiên vào năm 2009, và từ đó cho tới nay đã có 70 lữ đoàn được thành lập.

TIN BÀI KHÁC

{keywords}
Lực lượng vũ trang của Nga. Ảnh: RIA

Tất cả các lữ đoàn này vẫn chưa được bổ sung đủ người hoặc trang bị đầy đủ. Chỉ có 35 lữ đoàn là có thể hoạt động được (xe tăng hoặc bộ binh) và chỉ có chừng một nửa trong số đó là có thể triển khai sức mạnh toàn diện. 35 lữ đoàn còn lại là các lữ đoàn pháo binh, kỹ thuật.

Việc chuyển đổi lực lượng ban đầu dựa trên nền tảng sư đoàn sang lực lượng trên nền tảng lữ đoàn là một sự thừa nhận rằng thực tiễn hai thập kỷ ở phương Tây là một giải pháp đúng đắn cho nhiều đổi thay trong việc trang bị quân đội trong vài thập kỷ gần đây. Điều chưa rõ là liệu quân đội Nga có khả năng bổ sung nhân lực cho 40 lữ đoàn nữa hay không, nhưng vào lúc này, đó mới chỉ là kế hoạch.

Yếu tố cơ bản trong một tổ chức với trung tâm là lữ đoàn chính là để phân loại rất nhiều sư đoàn và các chức năng hỗ trợ cấp cao hơn (tiếp tế, bảo dưỡng, pháo binh, kỹ thuật, liên lạc) sang thành các trung đoàn (giờ đây là lữ đoàn) và tạo nên các đơn vị lớn hơn có khả năng tác chiến độc lập và không chỉ đơn giản là một phân khu của một sư đoàn. Các lữ đoàn lớn hơn về mặt nhân sự và thiết bị hơn là các trung đoàn cũ. Bên cạnh đó còn đòi hỏi việc huấn luyện theo kiểu mới.

Việc quyết định phân thành các lữ đoàn cũng bao gồm việc loại bỏ nhiều hoạt động khác có từ thời Liên Xô cũ. Chẳng hạn, gần như mọi lữ đoàn sẽ vẫn duy trì tiềm lực tối đa trong thời bình, không cần phải chờ tới khi các lính dự bị tới lấp đủ các chỗ trống trong đơn vị thì mới có thể hoạt động. Một sự thay đổi khác nữa là việc vận chuyển các vũ khí và đạn dược tới các căn cứ của lữ đoàn, thay vì đặt ở các địa điểm cách xa nhau (vốn một biện pháp một phần là nhằm ngăn các binh sĩ nổi dậy tự trang bị vũ khí).

Các cải cách này giúp cho các lữ đoàn luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, hoặc di chuyển tới khu vực chiến đấu chỉ trong vài giờ chứ không phải trong một ngày.

Tập huấn nâng cao, các lãnh đạo giỏi hơn, và nhiều thiết bị mới đang giúp đưa các lực lượng quân đội trong thời bình của Nga có chất lượng tương đương với lực lượng của châu Âu, đặc biệt là Mỹ và Anh. Người Nga đã rất ấn tượng với những gì mà các lữ đoàn phương Tây thể hiện tại Iraq và Afghanistan và muốn cạnh tranh với họ.

Những thay đổi như thế này cũng là bởi thực tế rằng các lực lượng vũ trang của Nga đã mất đi 80% sức mạnh của mình trong những năm 1990, và về trang thiết bị, rất nhiều binh sĩ vẫn đang sử dụng những gì còn sót lại từ chiến tranh Lạnh. Tình trạng thiếu thốn này là do sự thiếu quyết đoán trong hàng ngũ lãnh đạo quân đội Nga và các tranh cãi nội bộ về việc cần phải làm gì.

Chẳng hạn, việc thay đổi lãnh đạo trong quân đội và Bộ Quốc phòng vào năm 2013 đã dẫn đến các đề xuất trở lại sử dụng các sư đoàn thay vì các lữ đoàn, và xây dựng lại một lực lượng dự bị lớn mà Nga đã làm trong suốt hơn một thế kỷ.

Nguyên nhân của việc này chính là khả năng về một cuộc chiến lớn có thể xảy ra ở phía đông. Đối thủ lớn nhất ở phía này chính là Trung Quốc, nhưng Trung Quốc lại không được đề cập tới. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là một mối đe dọa tiềm tàng lớn đối với Nga.

Quân đội Trung Quốc lớn gấp ba lần và có tới 15 sư đoàn và bộ binh có thể triển khai sát biên giới với Nga. Trung Quốc cũng tái cơ cấu lại các lực lượng bộ binh vào các đơn vị trên cơ sở lữ đoàn hơn là sư đoàn. Tuy nhiên, Trung Quốc có số lữ đoàn lớn hơn Nga gấp 3 lần vào lúc này.

Nga chính thức không còn coi các lực lượng trên bộ của Trung Quốc là mối đe dọa, khi mà các vũ khí hạt nhân của Nga được cho là có thể sẽ chặn một cuộc tấn công trên bộ của Trung Quốc. Những người nệ cổ trong Bộ Quốc phòng Nga đang chỉ ra rằng chiến tranh hạt nhân sẽ hủy diệt cả hai quốc gia và rằng tình hình hiện tại cho phép Trung Quốc có thể nhanh chóng chiếm vùng Viễn Đông của Nga và sau đó kêu gọi một cuộc hòa đàm.

Kiểu chiến thuật này Trung Quốc đã từng sử dụng trong quá khứ và người Trung Quốc vốn rất tự hào với lịch sử của mình. Các lãnh đạo Nga ủng hộ chủ trương lữ đoàn đã thắng trong cuộc tranh cãi này và có vẻ như đều đồng tình rằng một quân đội với trung tâm là lữ đoàn có thể sẽ thành công hơn khi đối phó với mối đe dọa Trung Quốc.

Lê Thu (theo S.P)