Nga và Nhật vẫn tranh cãi với nhau về các hòn đảo mà cả hai đều tuyên bố chủ quyền kể từ sau Thế Chiến II.
Thực tế này cho thấy cả hai bên không đưa ra được tiến triển nào trong các cuộc đàm phán hôm qua để tìm ra giải pháp cụ thể chỉ vài tuần trước khi Nga tổ chức diễn đàn với sự tham dự của các quốc gia châu Á.
Thủ tướng Nga tới thăm một nhà máy đánh bắt cá ở đảo Kunashir vừa qua. |
Còn Moscow lại phản đối và các quan chức Nga đã thể hiện lập trường của mình đối với tuyên bố của Nhật bằng cách liên tục tới thăm các hòn đảo này.
Nga gọi các hòn đảo này là Nam Kuril còn Nhật gọi đó là Lãnh thổ phía Bắc.
Căng thẳng về vấn đề này có thể nhận thấy rõ trong các ngôn từ ngoại giao trong một cuộc họp báo chung sau cuộc họp giữa Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và người đồng nhiệm Nhật Bản Koichiro Gemba.
"Điều rất đáng buồn là 67 năm sau (Chiến tranh Thế giới II), vấn đề lãnh thổ vẫn chưa được giải quyết" - ông Gemba nói.
"Tôi tin rằng trong bối cảnh các điều kiện thay đổi nhiêm trọng về mặt tình hình chiến lược ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, nhu cầu giải quyết vấn đề này mỗi lúc lại cấp bách hơn" - ông Gemba nói khi ngầm ám chỉ tới tiềm lực ngày càng mạnh của Trung Quốc.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nga lại bác bỏ chỉ trích từ phía Nhật đối với các chuyến thăm chính thức của lãnh đạo Nga, bao gồm cả Thủ tướng Dmitry Medvedve tới các hòn đảo tranh chấp này.
"Chúng tôi không thể chấp nhận các phản đối nghe được từ phía Tokyo về vấn đề này" - ông Lavrov nói. "Các nhà chức trách của Nga chịu trách nhiệm cho việc cải thiện tình hình kinh tế xã hội trong khu vực thuộc Liên bang Nga và chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc đó".
Nga đã dành thêm các quỹ đầu tư và mục tiêu chính trị đối với vùng Viễn Đông trước kỳ hội nghị Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) tại thành phố Vladivostok diễn ra vào tháng Chín tới đây.
Ông Lavrov nói rằng việc đối thoại về tranh cãi này nên được diễn ra "trong một bầu không khí ôn hòa mà không làm dâng cao cảm xúc và không có các cắt nghĩa sai lầm về lịch sử".
Ông Gemba nói rằng ông muốn truyền đạt việc Nhật lấy làm tiếc về chuyến thăm của ông Medvedev tới đảo Kunashir, một trong các đảo mà hai bên tranh chấp và cách đảo Hokkaido của Nhật 15km.
- Lê Thu (theo AsiaOne)