Mẹ Nhật có rất nhiều chiêu tiết kiệm tiền thú vị và hài hước mà mẹ Masao chưa gặp ở Việt Nam bao giờ.

Cách đây mấy tháng về Việt Nam chơi, bà ngoại của Masao thấy mẹ Masao tính toán tiền bạc thấy ghê, có vẻ ngạc nhiên lắm. Hồi còn ở Việt Nam tiền thì đâu có nhiều nhưng vì còn độc thân nên tiêu tiền không bao giờ suy tính gì. Từ ngày sang Nhật mới tự nhiên trở nên... ki bo bần tiện. Tuy nhiên nhìn mấy bà nội trợ Nhật thì trình độ suy tính gia kế của mẹ Masao còn thua hàng cây số. Hôm nay mẹ Masao sẽ viết một bài nho nhỏ về chuyện các bà mẹ ở Nhật tiết kiệm tiền ra sao.

{keywords}

Một tờ tạp chí của Nhật đã từng phỏng vấn 600 bà mẹ cách họ tiết kiệm tiền, thì phải nói là không bà nào không có kế hoạch rất cụ thể và rõ ràng đối với chuyện chi tiêu trong gia đình.

Ở Nhật, nội trợ cũng là một nghề mà nhiệm vụ chính ngoài chăm sóc chồng con nhà cửa vườn tược thì người phụ nữ còn phải suy tính tiền nong sao cho tiết kiệm. Thế nên mấy mẹ, mấy cô, mấy bác ai cũng có quyển sổ ghi chi li tỉ mẩn thu chi cái gì rất là rõ ràng.

Một tờ tạp chí của Nhật đã từng phỏng vấn 600 bà mẹ cách họ tiết kiệm tiền, thì phải nói là không bà nào không có kế hoạch rất cụ thể và rõ ràng đối với chuyện chi tiêu trong gia đình.

Dưới đây là một vài chiêu tiết kiệm của mẹ Nhật:

- Từ ngày có con, mẹ Masao bắt đầu vắt tay lên trán suy nghĩ làm sao để vừa tiết kiệm vừa làm gương tốt cho con mà lại vui cửa vui nhà. Thế là học mấy mẹ Nhật mua rau mầm về cắt ngọn rồi lại cắm gốc vào chậu bông tẩm nước để thu hoạch tiếp, mới hôm qua mà hôm nay nó lên lún phún mầm rồi mừng quá. Kiểu này tương lai mẹ Masao sẽ làm với củ cà rốt, cắt chỗ núm ngâm vào nước cho nó ra lá rồi lấy lá đó xào ăn cho tiết kiệm. Chiêu cắt núm cà rốt này còn được tạp chí kiến trúc của Nhật khuyên dùng để tạo khoảng xanh nho nhỏ cho căn phòng nữa, vì lá cà rốt non lên rất xinh xắn.

{keywords}

Hầu hết các bà mẹ Nhật đều có một mảnh vườn nhỏ xinh xắn đề trồng rau - một cách tiết kiệm chi tiêu trong vô vàn cách tiết kiệm khác. (Ảnh: Hải Yến)

- Thay vì mua snack cho con thì mẹ Nhật giữ lấy vỏ khoai tây, cà rốt gọt ra rửa sạch đi chiên lên và rắc muối, làm thành món chip giòn ngon tuyệt.

- Mỗi hôm đi chợ chỉ bỏ ra bằng đó số tiền dự liệu, và chỉ lượn ra bằng đó quầy hàng để mua, không tạt ngang tạt dọc kẻo... lung lạc ý chí.

- Không dùng vòi nước nóng để rửa bát mà dùng găng tay cao su để tiết kiệm ga, tiện thể tiết kiệm tiền kem dưỡng da tay.

- Thường xuyên rình mò hàng giảm giá hay hàng khuyến mại. Chịu khó đi chợ ở nhiều siêu thị khác nhau vì siêu thị này thì thịt rẻ, siêu thị kia rau rẻ...

- Mua các thiết bị tiết kiệm nhiên liệu triệt để, nồi ủ, nồi nấu có phần hấp luôn để khỏi tốn nhiên liệu và thời gian đun nấu, hâm nóng đồ ăn...

- Đi ngoài đường, toilet công cộng ở khắp mọi nơi nên nếu ra ngoài thì nhớ đi nặng đi nhẹ luôn để khỏi mang về nhà giải quyết cho tốn nước.

- Trước khi mở tủ lạnh suy nghĩ xem lấy gì để mở ra đóng lại đúng 3 giây cho đỡ tốn điện. Chiêu này của một mẹ Nhật từng viết sách về tiết kiệm, nhờ cần kiệm mà sau vài năm hai vợ chồng mua được nhà.

- Luôn đặt mục tiêu và con số cụ thể để tiết kiệm. Ví dụ, chi tiền làm một việc lớn nào đó, dành tiền để đi du lịch, chi tiền sửa nhà... Rất nhiều lần chương trình tivi của Nhật đã quay các phóng sự cảnh “làm gia kế” của các gia đình, và họ luôn đạt mục tiêu đã đặt ra. Nếu không có mục tiêu cụ thể người ta dễ chặc lưỡi mà tiêu lạm vào số tiền mình có.

{keywords}

Mẹ Nhật rất chịu khó đi chợ ở nhiều siêu thị khác nhau vì siêu thị này thì thịt rẻ, siêu thị kia rau rẻ... (Ảnh: Hải Yến)

- Sau khi con cái đi học mẹ có thể đi làm thêm để tăng nguồn thu cho gia đình.

- Tiết kiệm cả ngay đối với từng đồng tiền xu lẻ. Các mẹ thường hay có xu hướng tiêu tiền xu vì chúng nặng ví. Tuy nhiên con số nhỏ khi gộp lại có thể thành món tiền lớn. Nên, tốt nhất là nếu có nhiều tiền xu mẹ Nhật sẽ bỏ lợn chúng đều đặn.

- Luôn có bảng chi tiêu trong gia đình. Đối với các khoản tiền khác nhau luôn cho vào các phong bì khác nhau ghi chú cụ thể để không tiêu lạm vào nhau.

Nhiều khi mẹ Masao nghĩ kiếm ra tiền cũng để cuộc sống thảnh thơi hơn, nhàn hạ sung sướng hơn chứ tiết kiệm chi quá cho khổ vậy, nhưng ngoài lý do tiết kiệm tiền để dành cho những khoản chi tiêu lớn thì việc cố gắng tiết kiệm sẽ làm tấm gương tốt cho con cháu trong gia đình (ở Nhật tiết kiệm là mỹ đức, là giá trị sống), lại thấy mình vui và có ích hơn vì có vẻ đang làm bà mẹ, bà nội trợ thông minh.

(Theo Trí thức trẻ)