Giao dịch sẽ được thực hiện theo phương thức thỏa thuận với mục đích tái cơ cấu danh mục đầu tư, và diễn ra từ ngày 20/3 đến 18/4. Trước khi ACB thoái sạch vốn, cổ phiếu TTJ của Thủy Tạ tăng liên tục, riêng tuần qua (11 - 15/3), giá cổ phiếu tăng tới 40% thị giá.
Kết thúc phiên giao dịch hôm qua (18/3), giá cổ phiếu TTJ tiếp tục tăng thêm 4,4% hiện giao dịch ở mức 37.700 đồng. Như vậy, với mức giá này, ACB có thể thu về hơn 11 tỷ đồng từ đợt thoái vốn lần này.
Thủy Tạ sở hữu cửa hàng kem và nhà hàng duy nhất nằm sát mặt Hồ Gươm. Ảnh: TTJ. |
Thủy Tạ là một trong những doanh nghiệp sở hữu thương hiệu lâu đời - kem Thủy Tạ. Tại Hà Nội, kem Thủy Tạ đã có từ năm 1954 tại nhà hàng Thủy Tạ ở bờ Hồ Gươm, tiền thân của Công ty Thủy Tạ.
Được biết, trong cơ cấu cổ đông của Thủy Tạ, ngoài ACB sở hữu 10% vốn, công ty còn có 2 cổ đông nắm giữ lượng cổ phần lớn hơn là Công ty TNHH Rồng Thái Bình Dương nắm giữ 11,18% và ông Nguyễn Mạnh Hà, Thành viên HĐQT nắm giữ 10,05%. Ngoài ra, bà Nguyễn Minh Hương (em của ông Nguyễn Mạnh Hà) cũng đang nắm giữ khoảng 9,41% vốn tại kem Thủy Tạ.
Trong năm 2017, mỗi ngày kem Thủy Tạ thu gần 300 triệu đồng doanh thu bán hàng. Tính cả năm, Thủy Tạ đạt gần 103 tỷ đồng doanh thu và 5,8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Theo kế hoạch, năm 2018, các chuỗi cửa hàng ẩm thực và kem của Thủy Tạ sẽ ghi nhận khoảng 120,61 tỷ đồng doanh thu tăng 16,5% và thu về 9,5 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 31% so với năm 2017. Tuy nhiên, đến nay kết quả kinh doanh cụ thể của năm 2018 vẫn chưa được công ty công bố.
Năm 2018, Ngân hàng TMCP Á Châu (HNX: ACB) ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt hơn 5.137 tỷ đồng, tăng gấp 2,4 lần so với năm 2017, chủ yếu do lãi thuần từ hoạt động khác cao gấp 2 lần và chi phí dự phòng rủi ro giảm 64% so với năm trước. Lãi thuần từ hoạt động khác tăng từ 892 tỷ đồng lên gần 1.815 tỷ đồng, tăng 104% so với đầu năm. |
(Theo Viet Q)