Việc không thể tiếp cận nguồn vốn khiến nhiều doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong đầu tư phát triển sản xuất. Thời gian gần đây, nhiều ngân hàng đã đưa ra các gói hỗ trợ để giúp đỡ doanh nghiệp thoát khỏi cái khó này.
Khó vốn, ‘bó’ đầu tư
Kinh tế thế giới ngày càng khó khăn khi những rắc rối về nợ công ở các nước phát triển đã bắt đầu có tác động tới các quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao như Trung Quốc, Brazil hay Indonesia. Việt Nam cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng này. Đây đúng là khoảng thời gian thử thách các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu khi mà các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ và châu Âu đều đang ở tình trạng khó khăn.
Bên cạnh sự tác động của các yếu tố quốc tế, tại Việt Nam, những khó khăn nội tại của nền kinh tế như lạm phát, lãi suất cao, thâm hụt ngân sách và dự trữ ngoại hối suy giảm khiến các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam gặp rất nhiều thách thức.
Định hướng của Chính phủ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ chặt chẽ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời với việc các ngân hàng thương mại đang phải chạy đua cán đích vốn điều lệ 3000 tỉ đồng khiến cho việc tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp để đầu tư phát triển sản xuất gặp nhiều khó khăn.
Thêm nữa, khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam còn thấp và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên cũng như nguồn nguyên liệu nhập khẩu; nguồn thông tin về thị trường, đối tác còn thiếu, hoặc cập nhật chưa kịp thời. Ngoài ra, năng lực sản xuất nhiều mặt hàng nông sản, khoáng sản đã đến ngưỡng, khó có khả năng tăng trưởng cao như lúa gạo, cà phê, cao su, thủy sản, dầu thô, than đá…
Thời gian gần đây, các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại lớn như Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV) đã liên tục đưa ra các gói hỗ trợ nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Chính sách hỗ trợ của BIDV nhằm tập trung vốn cho sản xuất, đặc biệt là bốn lĩnh vực ưu tiên: nông nghiệp - nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ và vốn lưu động cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs).
Hạ lãi suất cho vay bằng chính sách hỗ trợ tín dụng
Trong năm 2011, từ trước khi Ngân hàng Nhà nước có chỉ đạo hạ lãi suất cho vay xuống còn 17-19%/năm, BIDV đã giới thiệu gói hỗ trợ xuất khẩu với lãi suất ưu đãi trị giá 150 triệu USD. BIDV cũng đang là ngân hàng tiên phong trong việc giảm lãi suất cho vay thông qua các chính sách hỗ trợ tín dụng, mà tiêu biểu hiện nay là gói hỗ trợ trị giá 5000 tỉ đồng cho doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như thủy hải sản, dệt may, da giầy, gỗ và nông sản.
Các doanh nghiệp tham gia gói hỗ trợ này được giảm lãi suất thấp hơn 0,5%/năm so với lãi suất ưu đãi cho vay xuất khẩu, tức là thấp hơn khoảng 2%/năm so với lãi suất cho vay thông thường. Kèm theo đó, BIDV thực hiện miễn, giảm phí các dịch vụ thanh toán, cùng với cơ chế mua bán ngoại tệ linh hoạt, cạnh tranh xuyên suốt chu trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
Để hỗ trợ tối đa cho các nhà xuất khẩu, BIDV triển khai hai dòng sản phẩm: chiết khấu miễn truy đòi theo L/C và chiết khấu có truy đòi theo L/C, nhờ thu, TTR, Tradecard.
Với sản phẩm đầu tiên, bằng việc mua lại hối phiếu cùng với chứng từ xuất khẩu theo L/C trước hạn thanh toán, BIDV sẽ trả cho người thụ hưởng một số tiền để nhận quyền đòi nợ ghi trên hối phiếu; theo đó, BIDV chấp nhận rủi ro trong trường hợp ngân hàng nước ngoài từ chối thanh toán. Mức chiết khấu tối đa cho doanh nghiệp khi sử dụng sản phẩm có thể lên tới 100% giá trị hối phiếu. Doanh nghiệp nhờ đó được cung cấp vốn lưu động một cách nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu sản xuất phục vụ xuất khẩu, đồng thời tăng năng lực cạnh tranh bằng việc cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu thông qua hình thức trả chậm.
Với sản phẩm thứ hai, BIDV tài trợ sau giao hàng cho các doanh nghiệp thông qua việc chiết khấu có truy đòi hối phiếu xuất khẩu theo các hình thức thanh toán khác nhau như tín dụng thư (L/C), nhờ thu, chuyển tiền điện, Tradecard. Mức chiết khấu tối đa lên đến 98% giá trị bộ chứng từ, bên cạnh đó, doanh nghiệp còn được hưởng lãi suất chiết khấu ưu đãi và sử dụng dịch vụ hỗ trợ lập bộ chứng từ hàng xuất theo L/C.
Theo ông Đậu Trí Dũng, Phó Giám đốc Ban Phát triển sản phẩm & Tài trợ thương mại (BIDV) thì các khoản tín dụng ưu đãi này được thiết kế nhằm giúp các doanh nghiệp cân đối được hoạt động của mình trong giai đoạn nhiều biến động sắp tới, đặc biệt khi phải đương đầu với các khó khăn về lãi suất và đầu ra cho sản phẩm.
Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế thế giới, vốn được các chuyên gia dự đoán phải đến hết quý I năm 2012 mới có những dấu hiệu phục hồi, việc ngân hàng đưa ra các gói giải pháp linh hoạt đang là cứu cánh cho các doanh nghiệp và cho nền kinh tế nói chung.
Anh Vũ
Khó vốn, ‘bó’ đầu tư
Kinh tế thế giới ngày càng khó khăn khi những rắc rối về nợ công ở các nước phát triển đã bắt đầu có tác động tới các quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao như Trung Quốc, Brazil hay Indonesia. Việt Nam cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng này. Đây đúng là khoảng thời gian thử thách các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu khi mà các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ và châu Âu đều đang ở tình trạng khó khăn.
Bên cạnh sự tác động của các yếu tố quốc tế, tại Việt Nam, những khó khăn nội tại của nền kinh tế như lạm phát, lãi suất cao, thâm hụt ngân sách và dự trữ ngoại hối suy giảm khiến các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam gặp rất nhiều thách thức.
Thêm nữa, khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam còn thấp và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên cũng như nguồn nguyên liệu nhập khẩu; nguồn thông tin về thị trường, đối tác còn thiếu, hoặc cập nhật chưa kịp thời. Ngoài ra, năng lực sản xuất nhiều mặt hàng nông sản, khoáng sản đã đến ngưỡng, khó có khả năng tăng trưởng cao như lúa gạo, cà phê, cao su, thủy sản, dầu thô, than đá…
Thời gian gần đây, các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại lớn như Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV) đã liên tục đưa ra các gói hỗ trợ nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Chính sách hỗ trợ của BIDV nhằm tập trung vốn cho sản xuất, đặc biệt là bốn lĩnh vực ưu tiên: nông nghiệp - nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ và vốn lưu động cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs).
Hạ lãi suất cho vay bằng chính sách hỗ trợ tín dụng
Trong năm 2011, từ trước khi Ngân hàng Nhà nước có chỉ đạo hạ lãi suất cho vay xuống còn 17-19%/năm, BIDV đã giới thiệu gói hỗ trợ xuất khẩu với lãi suất ưu đãi trị giá 150 triệu USD. BIDV cũng đang là ngân hàng tiên phong trong việc giảm lãi suất cho vay thông qua các chính sách hỗ trợ tín dụng, mà tiêu biểu hiện nay là gói hỗ trợ trị giá 5000 tỉ đồng cho doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như thủy hải sản, dệt may, da giầy, gỗ và nông sản.
Các doanh nghiệp tham gia gói hỗ trợ này được giảm lãi suất thấp hơn 0,5%/năm so với lãi suất ưu đãi cho vay xuất khẩu, tức là thấp hơn khoảng 2%/năm so với lãi suất cho vay thông thường. Kèm theo đó, BIDV thực hiện miễn, giảm phí các dịch vụ thanh toán, cùng với cơ chế mua bán ngoại tệ linh hoạt, cạnh tranh xuyên suốt chu trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
Là ngân hàng tiên phong trong việc giảm lãi suất ngắn hạn xuống còn 15-17%, BIDV đã và đang nỗ lực không ngừng nhằm gia tăng chất lượng dịch vụ, rút ngắn thời gian giao dịch, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và phục vụ doanh nghiệp một cách chu đáo nhất. |
Để hỗ trợ tối đa cho các nhà xuất khẩu, BIDV triển khai hai dòng sản phẩm: chiết khấu miễn truy đòi theo L/C và chiết khấu có truy đòi theo L/C, nhờ thu, TTR, Tradecard.
Với sản phẩm đầu tiên, bằng việc mua lại hối phiếu cùng với chứng từ xuất khẩu theo L/C trước hạn thanh toán, BIDV sẽ trả cho người thụ hưởng một số tiền để nhận quyền đòi nợ ghi trên hối phiếu; theo đó, BIDV chấp nhận rủi ro trong trường hợp ngân hàng nước ngoài từ chối thanh toán. Mức chiết khấu tối đa cho doanh nghiệp khi sử dụng sản phẩm có thể lên tới 100% giá trị hối phiếu. Doanh nghiệp nhờ đó được cung cấp vốn lưu động một cách nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu sản xuất phục vụ xuất khẩu, đồng thời tăng năng lực cạnh tranh bằng việc cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu thông qua hình thức trả chậm.
Với sản phẩm thứ hai, BIDV tài trợ sau giao hàng cho các doanh nghiệp thông qua việc chiết khấu có truy đòi hối phiếu xuất khẩu theo các hình thức thanh toán khác nhau như tín dụng thư (L/C), nhờ thu, chuyển tiền điện, Tradecard. Mức chiết khấu tối đa lên đến 98% giá trị bộ chứng từ, bên cạnh đó, doanh nghiệp còn được hưởng lãi suất chiết khấu ưu đãi và sử dụng dịch vụ hỗ trợ lập bộ chứng từ hàng xuất theo L/C.
Theo ông Đậu Trí Dũng, Phó Giám đốc Ban Phát triển sản phẩm & Tài trợ thương mại (BIDV) thì các khoản tín dụng ưu đãi này được thiết kế nhằm giúp các doanh nghiệp cân đối được hoạt động của mình trong giai đoạn nhiều biến động sắp tới, đặc biệt khi phải đương đầu với các khó khăn về lãi suất và đầu ra cho sản phẩm.
Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế thế giới, vốn được các chuyên gia dự đoán phải đến hết quý I năm 2012 mới có những dấu hiệu phục hồi, việc ngân hàng đưa ra các gói giải pháp linh hoạt đang là cứu cánh cho các doanh nghiệp và cho nền kinh tế nói chung.
Anh Vũ