- Sau phiên tòa xét xử sơ thẩm, Nguyễn Đức Kiên (SN 1964, trú ở phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội) và các bị cáo khác đã làm đơn kháng cáo. Theo đó, ngày 28/11, phiên tòa phúc thẩm mở ra theo đơn kháng cáo của các bị cáo.
>>Toàn cảnh vụ xét xử bầu Kiên
Bản án hình sự sơ thẩm số 219/2014/HSST của TAND TP Hà Nội, nhận định- Hành vi của các bị cáo gây chao đảo, lũng đoạn thị trường tài chính, tiền tệ trong nước.
Bản án chỉ rõ: Hành vi phạm tội của các bị cáo trong vụ án là đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng rất xấu đến sự phát triển của nền kinh tế trong nước và tạo dư luận không tốt trong nhân dân.
|
Phiên tòa sơ thẩm xét xử Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm. |
Bằng thủ đoạn rất tinh vi xảo quyệt, lợi dụng kẽ hở của pháp luật nói chung và pháp luật về hoạt động ngân hàng nói riêng, các bị cáo đã thực hiện hành vi kinh doanh không đúng với quy định của pháp luật về cạnh tranh lành mạnh;
Tạo ra dòng tiền và tài sản ảo, tiền chạy từ Ngân hàng này sang Ngân hàng khác, làm tăng trưởng tín dụng ảo, lợi nhuận ảo và tăng trưởng giá trị cổ phiếu ảo.
Tiền mặt được Ngân hàng huy động từ người dân lại được giao cho nhân viên gửi vào các Ngân hàng khác để hưởng lợi chênh lệch lãi suất.
Sự cạnh tranh không lành mạnh và không dựa trên một quy luật thông thường, quy luật thị trường đã bị bóp méo nhằm phục vụ lợi ích nhóm và cá nhân.
Trong hành vi đầu tư cổ phiếu, các bị cáo đã tự nâng giá trị cổ phiếu bằng việc tự đầu tư trực tiếp vào cổ phiếu của mình.
Mặt khác, lợi dụng là cổ đông lớn, các bị cáo đặc biệt là Nguyễn Đức Kiên đã rút tiền từ ngân hàng để đầu tư vào các Cty sân sau do ông này làm Chủ tịch HĐQT, HĐTV, từ đó thực hiện các hành vi kinh doanh trái pháp luật (với thủ đoạn dùng các Cty phát hành trái phiếu bán cho Ngân hàng).
Hành vi của các bị cáo gây chao đảo, lũng đoạn thị trường tài chính, tiền tệ trong nước, ảnh hưởng xấu đến chính sách tài chính, chính sách quản lý thị trường tiền tệ trong nước.
Nếu không có sự can thiệp kịp thời của Chính phủ và các cơ quan bảo vệ pháp luật thì hậu quả xảy ra đối với thị trường tín dụng- Ngân hàng còn nghiêm trọng hơn nhiều, nên cần phải có mức hình phạt thật nghiêm khắc để đảm bảo tính giáo dục, răn đe và phòng ngừa chung.
Trước đó, ngày 9/6, HĐXX cấp sơ thẩm đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Đức Kiên 30 năm tù giam.
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên bị VKSND Tối cao truy tố về 4 tội danh: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Trốn thuế và Kinh doanh trái phép.
Các bị cáo: Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang (đều nguyên là Phó Chủ tịch Ngân hàng ACB), Lý Xuân Hải (nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB), Phạm Trung Cang (nguyên Phó Chủ tịch HĐQT ACB), Huỳnh Quang Tuấn (nguyên thành viên thường trực HĐQT ngân hàng ACB) cùng bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Sau phiên tòa xét xử sơ thẩm, Nguyễn Đức Kiên và các bị cáo khác đã làm đơn kháng cáo. Phiên tòa phúc thẩm mở ra theo đơn kháng cáo của các bị cáo vào ngày 28/11.
Tuyên án các bị cáo trong phiên tòa sơ thẩm: Bị cáo Nguyễn Đức Kiên: Tội Kinh doanh trái phép: 20 tháng tù giam. Phạt số tiền trốn thuế hơn 75 tỷ để sung quỹ Nhà nước, 100 triệu đồng hành vi lừa đảo, cấm trong 5 năm sau khi hết hạn tù. Nhóm bị cáo bị truy tố về tội Cố ý làm trái: - Bị cáo Lê Vũ Kỳ: 5 năm tù. - Bị cáo Trịnh Kim Quang: 4 năm. - Bị cáo Phạm Trung Cang: 3 năm tù. - Bị cáo Lý Xuân Hải: 8 năm. - Bị cáo Huỳnh Quang Tuấn: 2 năm tù. Nhóm bị cáo bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: - Bị cáo Trần Ngọc Thanh: 5 năm 6 tháng. - Bị cáo Nguyễn Thị Hải Yến: 5 năm. |
T.Nhung