Việt Nam cũng là một trong những nước tổ chức kỷ niệm ngày lễ này.

Câu 1: Ngày Quốc tế Lao động 1/5 bắt nguồn từ cuộc biểu tình của công nhân nước nào?

A. Pháp

B. Anh

C. Mỹ

Đáp án: Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Tại các trung tâm công nghiệp trên nước Mỹ đã nổ ra 5.000 cuộc bãi công với 340 nghìn công nhân tham gia. Các xung đột xảy ra dữ dội khiến hàng trăm công nhân chết và bị thương, nhiều thủ lĩnh công đoàn bị bắt... gây nên sự kiện thảm sát Haymarket năm 1886 tại Chicago, Mỹ. Nhưng cuối cùng, giới chủ phải chấp nhận yêu sách của công nhân.

 

Câu 2: Tên tiếng Anh của ngày Quốc tế Lao động là gì?

A. Labour Day

Đáp án: Trong tiếng Anh, ngày Quốc tế Lao động là Labour Day. Tại một số nước, ngày này còn được gọi hoặc có mối liên hệ mật thiết với ngày Quốc tế Công nhân (International Workers’ Day).

B. International Labour’s Day

C. Labours’ Day

 

Câu 3: Nước nào là nước đầu tiên cho công nhân nghỉ vào ngày Quốc tế Lao động 1-5?

A. Mỹ

B. Anh

C. Liên Xô

Đáp án: Năm 1920, dưới sự phê chuẩn của Lê Nin, Liên Xô là nước đầu tiên cho phép người dân được nghỉ làm vào ngày Quốc tế Lao động 1/5. Sáng kiến này dần được nhiều nước khác trên thế giới tán thành.

 

Câu 4: Người Mỹ thường làm gì trong ngày 1/5 hàng năm?

A. Người lao động nghỉ việc

B. Tham gia biểu tình

C. Không tổ chức ngày Quốc tế Lao động vào 1/5

Đáp án: Mặc dù ngày Quốc tế Lao động có nguồn gốc từ cuộc biểu tình ở Mỹ, nhưng đất nước này chưa từng chính thức tổ chức ngày lao động vào 1/5. Trong khi hơn 80 quốc gia phẫn nộ với hậu quả mà cuộc chiến Haymarket để lại nhưng Mỹ đã cố xóa bỏ ngày này trong văn hóa và ý thức của người dân vì e ngại khuyến khích bạo động chính trị. Năm 1894, tổng thống Grover Cleveland đã chọn ngày thứ hai đầu tiên của tháng 9 làm ngày lao động, tổ chức trên toàn quốc.

 

Câu 5: Tại Việt Nam, Ngày Quốc tế Lao động đầu tiên được tổ chức vào năm nào?

A. 1926

B. 1929

C. 1930

Đáp án: Ngày 1/5/1930, lần đầu tiên trong lịch sử phong trào công nhân ở Đông Dương, giai cấp công nhân nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã biểu tình ngoài đường phố để biểu dương tình đoàn kết cách mạng với công nhân quốc tế, đồng thời đấu tranh trực diện với bọn đế quốc thực dân Pháp, đòi Pháp phải cải thiện điều kiện làm việc, phải tăng lương và thực hiện luật lao động ngày làm việc 8 giờ. Đó là điểm bắt đầu cho cả cao trào 1930 - 1931 với đỉnh cao là phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh.

 

Câu 6: Ngày Quốc tế Lao động được công nhận tại Việt Nam vào năm nào?

A. 1946

Đáp án: Sau khi giành được độc lập, ngày 18/2/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh quy định ngày 1/5 là một trong những ngày lễ chính thức của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 1/5/1946, lần đầu tiên trong lịch sử nước Việt Nam độc lập, ngày Quốc tế Lao động được tổ chức kỷ niệm mít tinh trọng thể tại Hà Nội với sự tham dự của 200 nghìn nhân dân lao động.

B. 1954

C. 1975

Trường Giang

Chiếc xe tăng nào húc đổ cổng Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975?

Chiếc xe tăng nào húc đổ cổng Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975?

 - Ngày 30/4/1975 đánh dấu sự khép lại trang sử đau thương của đất nước.