Stephen Hawking |
“Tôi đã sống với dự đoán là sẽ chết sớm trong vòng 49 năm qua. Tôi không sợ cái chết, nhưng tôi không vội vàng để chết. Tôi có quá nhiều điều muốn làm” – ông chia sẻ với tờ Guardian.
“Tôi coi bộ não như một chiếc máy vi tính, nó sẽ ngừng hoạt động khi các thành phần của nó bị hỏng. Không có thiên đường hay kiếp sau cho những chiếc máy vi tính hỏng; đó là câu chuyện cổ tích của những người sợ bóng tối”.
Khi được hỏi về cách mà chúng ta nên sống, ông nói: “Chúng ta nên tìm kiếm những giá trị lớn nhất trong hành động của mình”.
Nhà vật lý thiên tài Hawking đã thực hiện cuộc phỏng vấn trước cuộc họp Google Zeitgeist ở London – nơi mà ông sẽ tham gia diễn giả, bao gồm Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne và nhà kinh tế đã từng giành giải Nobel Joseph Stiglitz.
Giải thích cho câu hỏi ‘Tại sao chúng ta lại ở đây’, ông sẽ tranh luận về biến động học lượng tử nhỏ trong vũ trụ nguyên sơ - cái đã gieo những hạt giống của cuộc sống con người.
Cựu giáo sư Toán học Lucasian của ĐH Cambridge đã từng gây ra những chỉ trích đối với những đánh giá của ông về tôn giáo.
Cuốn sách "The Grand Design" xuất bản năm 2010 đã gây ra một phản ứng dữ dội với các nhà lãnh đạo tôn giáo, trong đó có cả giáo sĩ Do Thái Lord Sacks về việc tranh luận rằng không cần một lực lượng thần thánh để giải thích cho sự hình thành vũ trụ.
Do căn bệnh nan y của mình, ông Hawking chỉ có thể nói thông qua một bộ tổng hợp giọng nói và hầu như bị tê liệt hoàn toàn.
Năm 2009, tình trạng sức khỏe của ông đã khiến nhiều người lo ngại khi ông phải nhập viện sau một chuyến giảng dạy ở Mỹ, song kể từ đó ông đã quay trở lại ĐH Cambridge giữ vị trí giám đốc nghiên cứu.
- Nguyễn Thảo (Theo China Daily)