Tiếp tục phiên thảo luận tại diễn đàn Quốc hội, về Bộ Luật lao động sửa đổi, chiều ngày 23 tháng 10, đề cập đến giờ làm việc trong ngày và trong năm, ông Nguyễn Thiện Nhân ngược dòng lịch sử, về giai đoạn Karl Marx, người ta làm 10 – 16 tiếng trên ngày. Chính từ đó đã hình thành phong trào đấu tranh giảm giờ làm.
Theo ông Nhân, Người ta đã chứng minh, từ 40 giờ trở lên không đem lại hiệu quả lâu dài vì năng suất không tăng. Ở nước ta, từ năm 60 ở miền Bắc, công chức làm 8 tiếng, 6 ngày trên tuần. Năm 1999 khi chuyển sang 5 ngày theo thông lệ quốc tế, tức là ta đã chậm hơn thế giới gần nửa thế kỷ.
Theo ông Nhân, Việt Nam cần có lộ trình chuyển lao động 48 giờ xuống 40 giờ, trong vòng 10 năm, có thể trước mắt xuống 44 giờ, sau năm 2030 kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, thì sẽ làm 5 ngày mỗi tuần, tuy nhiên, vẫn đi sau thế giới 80 năm.
Đáng lưu ý, làm thêm giờ, trong ngắn hạn thì doanh nghiệp có thêm lợi nhuận, người lao động ngắn hạn có thêm thu nhập, nhưng hậu quả trước mắt là sức khoẻ người lao động giảm sút. Đồng thời, làm thêm giờ thì năng suất lao động không tăng.