Phát biểu tại phiên toàn thể, của Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam 2019, (VRDF 2019), ngày 19 tháng 9, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ quan điểm về": “một Việt Nam không ngừng mơ ước”.

Theo Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, sau hơn 30 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng cao, và đó là cơ sở để tỷ lệ đói nghèo ở mức rất cao là 53%, năm 1992, giảm 10 lần còn 5,23% năm 2018, theo chuẩn nghèo đa chiều. Đồng thời, tầng lớp trung lưu cũng tăng lên hơn 15% dân số, và đang tăng nhanh.

Với những kết quả này, Thủ tướng nhấn mạnh, con trẻ ngày này đã lớn lên trong điều kiện cuộc sống tốt đẹp hơn trước, thể hiện một Việt Nam không ngừng mơ ước, và đã hành động trong từng mơ ước đó.

Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, ước mơ, khát vọng hướng về phía trước dù rất đẹp, nhưng thực tại là những điều chúng ta “buộc phải đối mặt, buộc phải vượt qua”.

Vì thế, với quan điểm nhìn thẳng vào những hạn chế, yếu kém, Thủ tướng chính phủ đồng tình, đánh giá cao nhiều nhận định xác đáng, của các chuyên gia quốc tế, về những tồn tại, hạn chế của Việt Nam.

Tuy vậy, Thủ tướng chính phủ khẳng định, những hạn chế này sẽ không làm Chính phủ chùn bước, mà càng thôi thúc hành động, vươn lên mạnh mẽ, nên rất mong sự đồng hành của các tổ chức trong và ngoài nước.

Nói về định hướng phát triển trong tương lai, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Việt Nam xây dựng Chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030, trong bối cảnh quốc tế, khu vực có nhiều biến động, khó lường, đòi hỏi đất nước phải tiếp tục thực hiện 3 đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế, phát triển hạ tầng, và phát huy nguồn nhân lực.

Kết thúc bài phát biểu của mình, Thủ tướng chính phủ tiếp tục đánh giá cao các khuyến nghị, chính sách mà các diễn giả đã chia sẻ tại Diễn đàn.

Trước khi rời Diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương lắng nghe những chia sẻ về kinh nghiệm, và kiến thức quốc tế, những ý kiến nhận định, đề xuất của các chuyên gia hàng đầu quốc tế và trong nước, để tìm ra những cách làm phù hợp cho Việt Nam, đóng góp trực tiếp cho việc hoàn thiện dự thảo Chiến lược phát triển 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.