Kết quả khảo sát của chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) mà Tổ chức Hợp tác Kinh tế thế giới công bố luôn thu hút sự quan tâm của nhiều giới. Ngay sau khi kết quả năm 2012 được loan đi vào ngày 3/12, đã có tờ báo đặt vấn đề hoài nghi về sự "ăn gian".

Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) của OECD được tổ chức 3 năm một lần. Đứng vị trí đầu tiên và thứ 3 trong bảng xếp hạng PISA của năm 2012 lần lượt là học sinh của thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) và Hong Kong.

Tuy nhiên, Trung Quốc lại không được coi là một quốc gia được xếp hạng trên bảng tổng sắp, như Mỹ, Nga, Đức, Úc hay các nước khác dựa trên kết quả đánh giá toàn bộ quốc gia.

{keywords}

Một học sinh Thượng Hải, Trung Quốc

Thay vào đó, Trung Quốc chỉ gửi dữ liệu học sinh của Thượng Hải tới PISA trong khi Hong Kong, một khu tự trị của Trung Quốc cũng gửi dữ liệu học sinh của riêng mình tới PISA.

Cần nhớ là học sinh ở Thượng Hải và Hong Kong là những học sinh có điều kiện học tập tốt nhất ở Trung Quốc.

Tom Loveless, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Brookings cho rằng “84% học sinh trung học tại Thượng Hải đỗ đại học, so với mức trung bình 24% của Trung Quốc”.

Chưa kể đến việc các cha mẹ học sinh ở Thượng Hải chi tiêu rất nhiều tiền cho việc học của con cái, điều mà các cha mẹ công nhân ở nước này không bao giờ làm được.

Như vậy, bằng cách không cung cấp dữ liệu giáo dục quốc gia, Trung Quốc đã gian lận trong kỳ thi của PISA.

Và điều mà ông Loveless nhấn mạnh là: “Học vẹt, một điểm mạnh của học sinh Trung Quốc giờ không còn là bí mật với người ngoài nữa”.

(BizLive theo Time)