HTML clipboard

Theo thống kê của Bộ Giáo dục - Đào tại, trong năm qua, cả nước có đến 75.691 học sinh bỏ học, trong đó có đến 11,7% học sinh bỏ học do hoàn cảnh kinh tế gia đình đặc biệt khó khăn phải nghỉ học sớm để lao động phụ giúp gia đình.

Thực trạng học sinh bỏ học giữa chừng đang là vấn đề nan giải của ngành giáo dục nói riêng và cũng là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Nguyên nhân sâu xa của việc bỏ học là sự khó khăn về kinh tế. Tuy nhiên, để các em đến trường không phải trong tâm trí lo lắng bởi sự thiếu trước hụt sau thì ngoài những giải pháp căn cơ cũng cần lắm một tấm lòng…

Vì sao trẻ bỏ học?

Đã thành cái nếp, cứ sau khi nghỉ Tết xong, tỉ lệ học sinh đến trường, nhất là ở các huyện miền núi, vùng quê xa xôi… và ngay cả các tỉnh thành có sự phát triển sôi động như Khánh Hòa, Hải Phòng, Đà Nẵng… cũng “sụt” đáng kể.

Câu trả lời thật đơn giản: “Gia đình khó khăn quá, các em không đến trường được” nhưng đã khiến người nghe phải suy nghĩ, day dứt với nó.


Còn nhiều lắm những trẻ em phải bỏ học do gia đình quá khó khăn (Ảnh: Phạm An Dương)
Khi sớm vào đời, các em sẽ ít có cơ hội vươn lên để thoát nghèo. Sớm phải trải đời, trong khi nhận thức non nớt vẫn chưa phân biệt được đúng sai, các em dễ bị sa ngã, dính phải các tệ nạn và nghiêm trọng hơn nữa là trở thành gánh nặng của xã hội. Rồi sau này khi các em này trưởng thành và có con cái, thế hệ sau lại tiếp tục lớn lên trong thiếu thốn, và vòng loẳn quẩn của cái nghèo và thất học cứ thế mà tiếp diễn.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục - Đào tại, trong năm qua, cả nước có đến 75.691 học sinh bỏ học, trong đó có đến 11,7% học sinh bỏ học do hoàn cảnh kinh tế gia đình đặc biệt khó khăn phải nghỉ học sớm để lao động phụ giúp gia đình. Chiếm một phần không nhỏ trong số đó là học sinh ở độ tuổi 9 - 14. Thực trạng trên cho thấy, cái nghèo khó đang “bó” hẹp con chữ của các em - thế hệ được xem là chủ nhân tương lai của đất nước.

Lan tỏa một tấm lòng

Không thể nói việc giúp các em học sinh được tiếp tục đến trường chỉ là trách nhiệm của ngành giáo dục hay của gia đình. Ngăn dòng bỏ học, tiếp sức các em vượt qua khó khăn đến trường là phải được sự chung tay góp sức của toàn xã hội, của cả cộng đồng. Hạnh phúc thật sự lan tỏa khi chúng ta có những hành động, những chương trình cụ thể hỗ trợ các em.

Ý thức được trách nhiệm của một doanh nghiệp đối với cộng đồng, bên cạnh các chương trình hỗ trợ người nghèo, xây trường học, làm cầu đường…, năm nay Ngân hàng Techcombank đã khởi xướng chương trình học bổng “Khăn đỏ đến trường” nhằm trao cho các em thiếu nhi vượt khó học giỏi thêm cơ hội được cắp sách đến trường.


Từ ngày 21/02 đến hết tháng 06/2011, Techcombank phối hợp cùng báo Thanh Niên và Tỉnh đoàn tại địa phương sẽ trao tặng 500 suất học bổng với tổng trị giá là 1,5 tỷ đồng cho các em học sinh nghèo hiếu học từ 9 đến 14 tuổi tại 6 tỉnh thành: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Khoản học bổng này được Techcombank trích từ lợi nhuận của chính ngân hàng có được từ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng trong chương trình “Hạnh phúc lan tỏa” được phát động vào cùng thời điểm trên với thông điệp “Thêm mỗi triệu đồng khách hàng gửi tại Techcombank, thêm cơ hội cho trẻ em nghèo đến trường”.

Nói về chương trình này, ông Nguyễn Đức Vinh - Tổng Giám đốc Ngân hàng Techcombank cho biết: “Theo tôi, trách nhiệm của một doanh nghiệp không chỉ mang đến cuộc sống ổn định, ấm no cho tập thể trong doanh nghiệp đó mà còn phải có trách nhiệm mang phồn vinh và hạnh phúc đến cho mọi người, mọi cảnh đời xung quanh mình. Ngày hôm nay chúng ta cùng nhau trao cho các em nhỏ trong hoàn cảnh thiếu may mắn cơ hội được tiếp tục học hành, có nghĩa là chúng ta đã cùng đồng hành với nhau mang đến cho đất nước những con người giàu nghị lực và giàu tri thức trong tương lai.”

  • Công Quang