Khó ai có thể hình dung được ngay trung tâm Sài Gòn với nhiều tòa nhà cao tầng lại xuất hiện ngôi nhà "hộp diêm" chỉ rộng hơn 2 mét vuông nằm lọt thỏm trong con hẻm 360 Nguyễn Thị Minh Khai (Quận 3).

Hơn 35 năm qua, gia đình chị Nguyễn Thị Dung (36 tuổi) gồm có chị và 6 người con phải chen chúc trong ngôi nhà "hộp diêm" với diện tích "siêu nhỏ": dài 2,2 mét và rộng 1,2 mét. Chị Dung chia sẻ rằng, trước đây phần đất xây nhà cũng khá rộng, từ đời ông cố chị, ngôi nhà cũng như những căn nhà bình thường khác.

Nhưng về sau, do gia cảnh túng thiếu, ông ngoại chị đã phải cắt một nửa ngôi nhà để bán."Mấy chục năm nay 7 người "nhét" vô ngôi nhà này, thấy cũng tội tụi nhỏ. Buổi tối thì xếp chỗ hơi cực, đứa nhỏ nằm xen kẽ đứa lớn và phải quay đầu lại với nhau để tiết kiệm chỗ. Có hôm chật quá chịu không nổi, tôi vác luôn cái giường bố ra đầu hẻm ngủ cho thoáng, chừa chỗ cho mấy đứa nhỏ ngủ thoải mái." - Chị Dung kể.

Chị Dung làm nghề rửa chén thuê, hoặc ai thuê gì chị làm nấy để kiếm thêm thu nhập nuôi các con. Những năm trở lại đây, do 3 đứa con lớn cần có nhu cầu sinh hoạt và học tập cao hơn nên chị phải gửi chúng qua nhà cô em bà con ở Q.7. Ngôi nhà nhỏ giờ còn lại 4 người.

Khi chúng tôi đến thăm gia đình, chỉ gặp được chị và bé Bảo Ngọc, 6 tuổi, hiện đã nghỉ hè nên không phải đến trường. Bé ở nhà phụ mẹ dọn dẹp, rửa chén bát và làm những việc lặt vặt khi mẹ cần. Những bé khác đứa thì qua nhà dì chơi, đứa đi học. Nhờ vậy mà ngôi nhà thoáng hơn hẳn.

{keywords}

Từ ngoài nhìn vào, nhà chị Dung như một hộp diêm dựng đứng. Cửa ra vào nhỏ hẹp, ai muốn đi qua cũng phải nép mình.

{keywords}

Những ngày nắng nóng thế này, không khí trong nhà lúc nào cũng hầm hập, bức bối.

{keywords}

Chị Dung luôn miệng than: "Trời nóng quá, nóng chịu không nổi. Lúc trước trong nhà chỉ có một cây quạt, hôm kia có người chuyển nhà, tặng lại cho gia đình cây quạt cũ, nhưng mùa này quạt cũng toàn thổi ra hơi nóng".

{keywords}

Căn gác chất đầy đồ đạc, quần áo của cả gia đình, chỉ đủ chỗ cho 2 người nằm co gối mà ngủ.

{keywords}

Cầu thang lên xuống thẳng đứng để tiết kiệm không gian.

{keywords}

Ô cửa sổ của ngôi nhà chỉ là một ô vuông nhỏ, treo thêm bức rèm mỏng để che nắng.

{keywords}

Thỉnh thoảng, bé Bảo Ngọc nhắc những khách đến chơi: "Cô/ chú nhớ cúi người xuống kẻo đụng đầu vào trần nhà. Tại cháu còn nhỏ, thấp bé vậy nè nên hổng sao hết!".

{keywords}

Góc thờ cúng ông bà cũng lỉnh kỉnh vật dụng, chén bát chưa rửa. Chị Dung nói, nhà nhỏ nên phải mua nhiều giá đỡ. Có đồ gì cứ chất hết lên giá. Áo quần cũng cho vào túi nylon treo lên cho gọn nhà.

{keywords}

Những tấm ga giường cũ kỹ được tận dụng làm chăn mền cho các bé ngủ.

{keywords}

Chén đĩa tuy để trong nhà nhưng cái "bếp dã chiến" mà chị Dung khoe lại được đặt ngoài hẻm. Ở đấy chỉ có một cái bếp gas nhỏ cùng mớ xoong chảo lem nhem nhọ nồi. Chị nói: "Nhà đã đủ nóng rồi, nấu ăn trong đây có mà chết ngộp mất. Nhưng đến mùa mưa thì tôi lại lo lắm, mưa không nấu nướng gì được. Mấy đứa nhóc phải xin nước sôi về nấu mì tôm ăn tạm".

{keywords}

Chiếc tivi này được xem là tài sản quý nhất của 3 thế hệ nhà chị Dung.

{keywords}

Trong nhà tối om do thiếu sáng, các bé muốn học thì ôm tấm bảng trắng ra trước cửa, ê a từng chữ.

{keywords}

Dưới chân cầu thang là nhà vệ sinh không cửa, không đèn với bề ngang chỉ chừng nửa mét. Mỗi khi có người trong nhà muốn tắm hoặc đi vệ sinh thì những thành viên còn lại sẽ... sơ tán ra ngoài hẻm. "Thường con tắm sáng, lúc có nắng chiếu vào hoặc chiều tối khi đèn ngoài hẻm mở. Những ngày trời âm u, nhà vệ sinh tối om, không thấy đường mà tắm." - Bé Ngọc nói.

{keywords}

Chị nói, buổi sáng thì ngồi thoải mái chứ đến tối, bọn trẻ về nhà, ai cũng ngồi co gối thế này chứ chẳng dám duỗi thẳng chân. Mong ước của chị là có căn nhà rộng hơn để các con có thể sinh hoạt thoải mái.

(Theo Trí Thức Trẻ)